0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 11/06/2024 08:05 (GMT+7)

Hải Dương: Liên tiếp xử lý 3 vụ hàng giả mạo nhãn hiệu liên quan đến thương mại điện tử

Theo dõi KT&TD trên

Mạng xã hội đang là một kênh giới thiệu, quảng cáo, chào bán hàng hoá trong đó có cả hàng hoá vi phạm, gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng trong quản lý, xác định địa điểm tập kết, chứa trữ hàng hoá cũng như ghi nhận dấu hiệu vi phạm qua các thông tin được đăng tải, live stream…

Trong 2 ngày 07 và 10 tháng 7 năm 2024, Cục QLTT tỉnh Hải Dương đã ban hành 3 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 đối tượng buôn bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu số tiền 22 triệu đồng, thu giữ 982 sản phẩm giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng.

Thu giữ dép giả mạo nhãn hiệu

Trước đó, trên cơ sở triển khai các biện pháp nghiệp vụ theo dõi đối tượng sử dụng tài khoản mạng xã hội, xác định địa điểm kinh doanh, nơi tập kết, chứa trữ hàng hoá... Ngày 30 tháng 5 năm 2024, Đội Quản lý thị trường số 3 đã kiểm tra đột xuất đối tại cửa hàng của Hộ kinh doanh Vũ Trí Toàn (thửa đất số 139, tờ bản đồ số 03, thôn Đồng Đội, xã Thống Kênh, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) phát hiện tại cơ sở đang buôn bán 240 đôi dép nam người lớn "BURBERRY" giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam. Hộ kinh doanh bị xử phạt 10 triệu đồng, tịch thu hàng hoá vi phạm.

Sàng lọc thông tin từ MXH để xác định vi phạm

Tiếp ngay sau đó, cũng thông qua xác minh thông tin từ mạng xã hội, ngày 31 tháng 05 năm 2024, Đoàn kiểm tra Đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh Phạm Văn Mạnh (thôn Phạm Lâm, xã Đoàn Tùng, Huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) phát hiện tại hộ kinh doanh đang buôn bán 700 đôi tất giả mạo nhãn hiệu "adidas và hình" đang được bảo hộ tại Việt Nam. Hộ kinh doanh bị xử phạt 6 triệu đồng, tịch thu hàng hoá vi phạm. Cùng, ngày, Hộ kinh doanh Nguyễn Kim Tùng (địa chỉ: Ki ốt A18, khu Việt Tiên Sơn, phố Thái Học 2, phường Sao Đỏ, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương) bị Đội Quản lý thị trường số 2 phát hiện đang buôn bán 21 chiếc quần đùi người lớn và 21 chiếc áo phông cộc tay người lớn giả mạo nhãn hiệu "adidas và hình" đang được bảo hộ tại Việt Nam. Hộ kinh doanh này thường xuyên sử dụng tài khoản Facebook “Tùng Luxu Ry” để chào bán quần áo các loại. Thông qua theo dõi tài khoản mạng xã hội, lực lượng chức năng đã xác định được địa điểm kinh doanh, từ đó phát hiện tại địa điểm này có buôn bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu. Đối tượng vi phạm bị xử phạt 6 triệu đồng, hàng hoá vi phạm bị tịch thu để xử lý theo quy định.

Phát hiện hàng hoá vi phạm tại hiện trường

Việc sử dụng mạng xã hội là một kênh để giới thiệu, quảng cáo, chào bán hàng hoá, trong đó có cả hàng hoá vi phạm có xu hướng gia tăng, gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng, đặc biệt là việc xác định địa điểm tập kết, chứa trữ hàng hoá để xác minh vi phạm, tổ chức kiểm tra cũng như ghi nhận dấu hiệu vi phạm qua các thông tin được đăng tải, live stream…

Vũ Hải
Cục QLTT Hải Dương

Bạn đang đọc bài viết Hải Dương: Liên tiếp xử lý 3 vụ hàng giả mạo nhãn hiệu liên quan đến thương mại điện tử. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.
Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Thủy có địa chỉ tại thôn Lệ Xá, xã Vũ Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.