0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 07/06/2024 07:02 (GMT+7)

AI: Giải pháp góp phần bảo vệ người tiêu dùng chống gian lận trong thương mại điện tử

Theo dõi KT&TD trên

Thương mại điện tử (TMĐT) đang đối mặt với nhiều thách thức về bảo mật thông tin và gian lận. Theo báo cáo của NCS, trong năm 2023, có 13.900 vụ tấn công mạng nhắm vào doanh nghiệp TMĐT, gây thiệt hại kinh tế và mất niềm tin từ khách hàng.

AI: Giải pháp góp phần bảo vệ người tiêu dùng chống gian lận trong thương mại điện tử  
AI: Giải pháp góp phần bảo vệ người tiêu dùng chống gian lận trong thương mại điện tử

Theo Báo cáo tổng kết An ninh mạng Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024 do Công ty Công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam (NCS) tổng hợp, tình trạng lộ dữ liệu của người dùng tại Việt Nam đã ở mức báo động. Các vụ việc mất thông tin cá nhân thường bao gồm việc đánh cắp thông tin thanh toán, thông tin cá nhân và tài khoản đăng nhập từ các trang web TMĐT bị xâm nhập, dẫn đến nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho người dùng. Thiệt hại do gian lận thương mại điện tử trong năm 2022 đã được tính đến hàng nghìn tỷ đồng. Theo đó, Bộ Công an đã phải cảnh báo, xử lý hàng chục triệu các vụ việc có liên quan đến xâm phạm cơ sở dữ liệu cá nhân.

Sự gia tăng của các cuộc tấn công mạng cũng có xu hướng nhắm vào doanh nghiệp TMĐT. Theo NCS, trong năm 2023 có 13.900 vụ tấn công mạng nhằm vào các tổ chức tại Việt Nam. Như vậy, trung bình mỗi tháng xảy ra 1.160 vụ, tăng 9,5% so với năm 2022. Các cuộc tấn công thường nhắm vào dữ liệu khách hàng, thông tin thanh toán, và cả cơ sở hạ tầng mạng của doanh nghiệp TMĐT.

Về gian lận trong TMĐT, các hình thức phổ biến bao gồm gian lận thanh toán, gửi hàng không đúng mô tả, và sử dụng thông tin giả mạo để mua hàng. Theo Tổng cục Quản lý thị trường dự báo, trong khoảng 2 đến 3 năm tới, tỷ lệ gian lận thương mại trên TMĐT sẽ chiếm khoảng 50 - 60% so với tổng thể các hình thức gian lận thương mại nói chung. Đây là một con số đáng lo ngại, cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề gian lận trên thị trường TMĐT tại Việt Nam.

Không riêng Việt Nam, vấn đề an ninh mạng, chống gian lận, bảo mật thông tin người dùng cũng là bài toán đau đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo của Cybersecurity Venture - tổ chức nghiên cứu hàng đầu thế giới về nền kinh tế mạng toàn cầu, tổn thất do tội phạm mạng đã lên tới 8 nghìn tỷ USD vào năm 2023 trên toàn thế giới - tương đương hơn 250.000 USD mỗi giây. Dự báo vào năm 2025, tổn thất hàng năm sẽ tăng lên tới 10,5 nghìn tỷ USD.

Gian lận, lừa đảo, và mất thông tin dữ liệu trong TMĐT không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn làm mất niềm tin từ phía khách hàng, ảnh hưởng đến uy tín và doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

Trước thực trạng đáng lo ngại này, việc tăng cường kiểm soát bảo mật trong giao dịch thương mại điện tử là vấn đề cấp thiết. Trong đó, việc sử dụng công nghệ, cụ thể là ứng dụng AI có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận, cũng như giúp bảo mật thông tin người dùng trong giao dịch thương mại điện tử nhờ những khả năng mạnh mẽ.

Việc sử dụng AI hiệu quả có thể giúp các doanh nghiệp thương mại điện tử tăng cường an ninh, giảm thiểu rủi ro gian lận, và cung cấp trải nghiệm mua sắm an toàn hơn cho khách hàng.

Khả năng xác minh danh tính: AI được sử dụng để xác định và xác minh danh tính của người mua khi họ thực hiện giao dịch trực tuyến, bao gồm cả việc kiểm tra dấu vân tay, nhận diện khuôn mặt, giọng nói… giúp ngăn chặn đánh cắp thông tin và gian lận tài khoản. Công nghệ nhận dạng giúp đảm bảo rằng người thực hiện giao dịch là chủ sở hữu hợp pháp của tài khoản. Điều này không chỉ bảo vệ cho chính người mua mà còn bảo vệ lợi ích cho cả doanh nghiệp.

Phân tích hành vi người dùng: AI có thể theo dõi và phân tích hành vi của người dùng, cũng như dữ liệu từ lịch sử giao dịch, từ đó phát hiện những hành vi bất thường có thể là dấu hiệu của gian lận. Ví dụ, một người dùng thay đổi địa chỉ giao hàng nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn, hoặc cách thức mua hàng không đồng nhất cũng có thể là dấu hiệu cần chú ý của gian lận thương mại điện tử.

Phát hiện gian lận thanh toán: AI có thể phân tích hàng triệu giao dịch để phát hiện ra những mẫu hành vi bất thường, giúp dự đoán, ngăn chặn gian lận và bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp một cách hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường thương mại điện tử, nơi mà gian lận tài chính và lừa đảo có thể gây ra tổn thất rất lớn.

Kiểm duyệt sản phẩm, nhận biết và loại bỏ hàng giả: AI giúp tự động hóa quy trình kiểm duyệt sản phẩm và nội dung đăng tải trên các nền tảng thương mại điện tử. Đồng thời giúp phát hiện hàng giả bằng cách phân tích và so sánh hình ảnh sản phẩm, mô tả, và giá cả với dữ liệu của hàng hóa chính hãng.

AI: Giải pháp góp phần bảo vệ người tiêu dùng chống gian lận trong thương mại điện tử - Ảnh 1

Ông Nguyễn Quốc Thanh, Trung tâm tin học và Công nghệ số, Cục TMĐT&KTS cho rằng, việc tăng cường kiểm soát bảo mật trong giao dịch TMĐT là điều cấp thiết. Trong đó, việc sử dụng công nghệ, cụ thể là ứng dụng AI có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận, cũng như giúp bảo mật thông tin người dùng trong giao dịch TMĐT nhờ những khả năng mạnh mẽ.

Các hệ thống AI cũng có thể tự động phát hiện và ngăn chặn các hành vi giả mạo, bao gồm việc sử dụng thông tin đăng nhập hoặc thẻ tín dụng của người dùng một cách trái phép. Điều này không chỉ bảo vệ cho chính người mua mà còn bảo vệ lợi ích cho cả DN. Cùng với đó, AI có thể phân tích hành vi người dùng và phát hiện gian lận thanh toán.

Bên cạnh đó, AI giúp tự động hóa quy trình kiểm duyệt sản phẩm và nội dung đăng tải trên các nền tảng TMĐT. Đồng thời AI có thể giúp phát hiện hàng giả bằng cách phân tích và so sánh hình ảnh sản phẩm, mô tả, và giá cả với dữ liệu của hàng hóa chính hãng. Quá trình này giúp bảo vệ thương hiệu và người tiêu dùng khỏi hàng giả, hàng nhái.

Để lành mạnh hoá môi trường kinh doanh trên nền tảng không gian mạng, Bộ Công Thương cho biết, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về TMĐT (xây dựng và trình Chính phủ dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng). Đồng thời, sẽ tăng cường hoạt động quản lý, giám sát hàng hóa trên môi trường mạng; chủ động yêu cầu các sàn giao dịch TMĐT, mạng xã hội, phối hợp rà soát, gỡ bỏ thông tin sản phẩm, hàng hóa vi phạm pháp luật; tăng cuờng chia sẻ cơ sở dữ liệu, kết nối để khai thác thông tin phục vụ cho công tác quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh TMĐT.

AI đóng vai trò quan trọng trong việc bảo mật thông tin người dùng và chống gian lận trong TMĐT. Việc sử dụng AI hiệu quả có thể giúp các doanh nghiệp TMĐT tăng cường an ninh, giảm thiểu rủi ro gian lận, và cung cấp trải nghiệm mua sắm an toàn hơn cho khách hàng.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết AI: Giải pháp góp phần bảo vệ người tiêu dùng chống gian lận trong thương mại điện tử. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cục QLTT Lạng Sơn với công tác phòng, chống cơn bão số 3 và bình ổn giá thị trường
Thực hiện Công điện số 6815/CĐ-BCT ngày 08/9/2024 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước hậu quả cơn bão số 3 năm 2024 tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường về việc ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3
Gia Lai: Tạm giữ 7.800 bánh trung thu các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Gia Lai phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường Công an tỉnh Gia lai kiểm tra đột xuất Hộ kinh doanh TH trên địa bàn quản lý, phát hiện và tạm giữ 7.800 cái bánh trung thu các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).