0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 09/04/2024 16:38 (GMT+7)

Năm 2024 Saigonbank đặt mục tiêu lãi trước thuế đạt 368 tỷ đồng, tăng 11%

Theo dõi KT&TD trên

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, mã: SGB) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 với kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 368 tỷ đồng, tăng gần 11% so với kết quả 2023.

Năm 2024 Saigonbank đặt mục tiêu lãi trước thuế đạt 368 tỷ đồng, tăng 11%.  
Năm 2024 Saigonbank đặt mục tiêu lãi trước thuế đạt 368 tỷ đồng, tăng 11%.

Theo đó, năm 2024, Saigonbank đề ra mục tiêu hoàn thiện phê duyệt Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 20221-2025. Đồng thời, Ngân hàng sẽ triển khai các giải pháp để thu hồi các khoản nợ tồn đọng nhằm tăng thu nhập, kiểm soát nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ theo quy định.

Bên cạnh đó, mục tiêu đến cuối năm 2024 đạt tổng tài sản 32,300 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Vốn huy động và dư nợ cho vay đạt lần lượt 27,300 tỷ đồng và 23,000 tỷ đồng, tăng 3% và 12.87% so với đầu năm. Nợ xấu kiểm soát theo quy định dưới 3%. Lợi nhuận trước thuế năm 2024 đề ra là 368 tỷ đồng, tăng gần 11% so với kết quả 2023.

Ngoài ra, trong năm 2024, SaigonBank sẽ áp dụng các biện pháp nhằm tăng trưởng quy mô hoạt động, phát triển an toàn - bền vững. Đặc biệt, trong công tác huy động vốn, Ngân hàng sẽ áp dụng nhiều kênh huy động vốn, đa dạng phát triển trên nền tảng số; triển khai nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn phù hợp với quy định để gia tăng sự gắn bó của khách hàng. SaigonBank cũng sẽ tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

Được biết, cuối năm 2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản chấp thuận đề nghị tăng vốn điều lệ cho Saigonbank thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức.

Sau khi phát hành xong, số cổ phiếu lưu hành của ngân hàng này sẽ tăng từ 308 triệu cổ phiếu lên 338,8 triệu cổ phiếu, tương đương mức vốn điều lệ sẽ tăng lên 3.388 tỷ đồng.

Saigonbank cho biết, nguồn vốn điều lệ tăng thêm sẽ được sử dụng vào đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ 250 tỷ đồng, mở rộng mạng lưới hoạt động và mở rộng hoạt động tín dụng, kinh doanh vốn.

Đây sẽ là lần đầu tiên sau hơn 10 năm Saigonbank mới tiếp tục tăng vốn điều lệ. Lần gần nhất là vào năm 2012 khi SGB thực hiện phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Vốn điều lệ của Saigonbank giữ nguyên mức 3.080 tỷ đồng trong 10 năm qua, thuộc nhóm thấp nhất trong các ngân hàng thương mại.

Về tình hình kinh doanh tại Saigonbank, năm 2023 lãi thuần từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh, trong khi chi phí hoạt động không thay đổi nhiều giúp lợi nhuận thuần của SaigonBank ghi nhận mức tăng 23,3%.

Trong khi đó, chi phí dự phòng tại Saigonbank chỉ nhích thêm 7,4% lên 268 tỷ đồng. Kết quả, ngân hàng này báo lãi trước thuế tăng 40,2%, đạt 332 tỷ đồng.

Tại ngày 31/12/2023, tổng tài sản của SaigonBank mở rộng 13,7% so với đầu năm, đạt 31.501 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 6,7%, đạt 19.967 tỷ đồng; khoản tiền gửi cũng ghi nhận tăng trưởng 14,9% và số dư 23.557 tỷ đồng.

Về chất lượng tài sản, số dư nợ xấu của ngân hàng chỉ tăng nhẹ 1,7% so với đầu năm, giúp cho tỷ lệ nợ xấu tại Saigonbank giảm từ 2,1% xuống còn 2,01%, là mức thấp nhất kể từ quý 2/2022 đến hiện tại.

Năm 2024 Saigonbank đặt mục tiêu lãi trước thuế đạt 368 tỷ đồng, tăng 11% - Ảnh 1

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SaiGonBank) được thành lập và đi vào hoạt động chính thức từ tháng 10 năm 1987. Đến nay SaiGonBank đã có quan hệ đại lý với 562 ngân hàng và chi nhánh tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Hiện nay SaiGonBank là đại lý thanh toán thẻ Visa, Master Card, JCB, CUP… và là đại lý chuyển tiền kiều hối Moneygram.

Ngoài việc đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có chất lượng, phù hợp với nhu cầu khách hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động… với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SaiGonBank còn quan tâm và mở rộng các hoạt động đến các đối tượng khách hàng là các cá nhân, công ty liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài … hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, hỗ trợ sự phát triển các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống tại các địa phương trong cả nước.

Trong thời gian tới, theo xu thế phát triển-hội nhập của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương sẽ liên tục đổi mới hoạt động: cung ứng thêm nhiều sản phẩm dịch vụ, thay đổi phong cách phục vụ, ưu đãi các khách hàng giao dịch thường xuyên, mở rộng mạng lưới hoạt động, hướng tới phục vụ khách hàng bằng những sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại với chất lượng tốt nhất dựa trên nền tảng công nghệ ngân hàng tiên tiến … nhằm thực hiện thành công mục tiêu là một trong những Ngân hàng TMCP lớn mạnh hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng TMCP.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Năm 2024 Saigonbank đặt mục tiêu lãi trước thuế đạt 368 tỷ đồng, tăng 11%. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp tư nhân Việt: Sẵn sàng vươn ra biển lớn
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang biến động không ngừng, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. "Vươn ra biển lớn" không còn là khẩu hiệu xa vời, mà đã trở thành hành trình thực tế của nhiều doanh nghiệp Việt.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Tin mới

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế
Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.