0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 03/04/2024 07:47 (GMT+7)

TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt 7.500 tỷ đồng

Theo dõi KT&TD trên

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế ngân hàng riêng lẻ là 7.500 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2023.

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - Mã: TPB) năm 2024, TPBank tiếp tục triển khai có hiệu quả "Chiến lược phát triển TPBank giai đoạn 2023-2028 và tầm nhìn đến 2035".

TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt 7.500 tỷ đồng.  
TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt 7.500 tỷ đồng.

TPBank đề ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế ngân hàng riêng lẻ là 7.500 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2023. Tổng tài sản dự kiến tăng 9,36% lên 390.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay và trái phiếu doanh nghiệp tăng 15,75% lên 251.821 tỷ đồng, huy động vốn tăng 3,31% lên 327.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới mức 2,5%. TPBank chú trọng tăng trưởng mạnh cơ sở khách hàng, phấn đấu đạt mốc 15 triệu khách hàng trong năm nay.

Về chất lượng tài sản, Ngân hàng TPBank đặt mục tiêu kiểm soát nợ xấu năm nay ở dưới mức 2,5%. Ngân hàng này cũng phấn đấu cán mốc 15 triệu khách hàng trong năm nay.

Ban lãnh đạo Ngân hàng TPBank cho biết, nhằm hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng cao như trên, ngân hàng sẽ tập trung thực hiện loạt chiến lược kinh doanh như khai thác tệp khách hàng hiện hữu, linh hoạt điều chỉnh chính sách các sản phẩm vay, sản phẩm huy động; xây dựng chính sách khách hàng doanh nghiệp toàn diện; tiếp tục đầu tư lại danh mục trái phiếu Chính phủ ở mức lãi suất tốt…

Đồng thời, Ngân hàng TPBank tiếp tục thực hiện số hóa chuyên sâu, tập trung vào việc ứng dụng hiệu quả công nghệ mới hướng tới data driven (ra quyết định dựa trên số liệu) nhằm giữ vững vị thế ngân hàng số hàng đầu Việt Nam.

Năm 2024 TPBank sẽ rà soát và kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy trên toàn hệ thống, đề xuất kế hoạch phát triển mạng lưới năm 2024 theo quy định của NHNN, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng, kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Ngân hàng cũng tiếp tục thực hiện việc tái cơ cấu Công ty tài chính cổ phần Handico (Hafic) để TPBank có công ty con hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng.

Về phương án phân phối lợi nhuận, báo cáo tài chính sau kiểm toán ghi nhận lợi nhuận trước thuế của TPBank là 5.589 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 4.463 tỷ đồng. Sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận để lại chưa phân phối còn 3.697 tỷ đồng.

Về định hướng phát triển trong năm 2024, Hội đồng quản trị TPBank cho biết sẽ tiếp tục thực hiện việc tái cơ cấu Công ty Tài chính Cổ phần Handico (Hafic) để TPBank có công ty con hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng.

Ngoài ra, ngân hàng cũng sẽ rà soát và kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy trên toàn hệ thống, đề xuất kế hoạch phát triển mạng lưới năm 2024 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng, kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Trong năm 2024, Ngân hàng TPBank sẽ hoàn tất việc xây dựng, mở mới đối với 5 chi nhánh, 3 phòng giao dịch trình Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thành lập mới trong năm 2023, song song với đó là đề xuất kế hoạch phát triển mạng lưới 2024 trình Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Đồng thời, ngân hàng này sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng hệ thống mạng lưới LiveBank, hướng tới mục tiêu mở mới 20 điểm trong năm 2024, nâng tổng số điểm LiveBank lên 450-460 điểm trên toàn quốc.

Theo báo cáo tài chính sau kiểm toán năm 2023, Ngân hàng TPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế là 5.589 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 4.463 tỷ đồng. Sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận để lại chưa phân phối còn 3.697 tỷ đồng. Ngân hàng này hiện chưa có đề xuất chia cổ tức trong năm nay.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt 7.500 tỷ đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp tư nhân Việt: Sẵn sàng vươn ra biển lớn
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang biến động không ngừng, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. "Vươn ra biển lớn" không còn là khẩu hiệu xa vời, mà đã trở thành hành trình thực tế của nhiều doanh nghiệp Việt.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Tin mới

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế
Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.