0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 09/04/2023 15:51 (GMT+7)

Mua lại cổ phần bằng tiền mặt có được không?

Theo dõi KT&TD trên

Bà Trần Thị Hồng Phương (Bình Dương) làm việc tại công ty cổ phần. Theo nhu cầu hoạt động kinh doanh và đề xuất của cổ đông công ty đã được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông công ty ngày 20/12/2021, công ty đã tiến hành mua lại 50.000 cổ phần phổ thông của cổ đông với giá 300.000 đồng/cổ phần.

Mua lại cổ phần bằng tiền mặt có được không?
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Công ty đã tiến hành ký hợp đồng mua lại cổ phần với cổ đông và thực hiện việc thanh toán bằng tiền mặt, việc thanh toán đã hoàn thành; đồng thời công ty đã hoàn tất việc đăng ký giảm vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; các cổ đông bán lại cổ phần cho công ty cũng đã tiến hành kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng vốn góp theo quy định.

Tại thời điểm giao dịch, theo tham khảo của công ty tại website của Bộ Tài chính về danh sách các giao dịch bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng đăng tải ngày 23/7/2021 thì không bao gồm trường hợp công ty cổ phần mua lại cổ phần của cổ đông công ty.

Công ty của bà Phương sau khi đối chiếu quy định tại Điều 6 Nghị định số 222/2013/NĐ-CP và Thông tư số 09/2015/BTC thì không thể tự xác định được, quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 222/2013/NĐ-CP chỉ áp dụng đối với các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của công ty bà vào doanh nghiệp khác, hay áp dụng cho tất cả giao dịch mua bán, chuyển nhượng vốn của công ty với bên thứ ba.

Bà Phương hỏi, việc công ty cổ phần đã thanh toán bằng tiền mặt khi mua lại cổ phần của cổ đông công ty (mua lại cổ phần của cổ đông theo quy định tại Điều 132, Điều 133 Luật Doanh nghiệp 2020) thì có vi phạm quy định pháp luật hay không?

Quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 222/2013/NĐ-CP về việc "Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của doanh nghiệp" có phải được hiểu là các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của doanh nghiệp khác theo hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư số 09/2015/TT-BTC hay không?

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 1 và Điều 2 Thông tư số 09/2015/TT-BTC ngày 29/1/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt thì hoạt động doanh nghiệp mua lại cổ phần của chính doanh nghiệp đó không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

Việc công ty mua lại cổ phần của cổ đông thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán và điều lệ công ty.

Đối với nội dung quy định tại Nghị định số 222/2013/NĐ-CP, bà có thể liên hệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để được giải đáp.

Khánh Diệp

Bạn đang đọc bài viết Mua lại cổ phần bằng tiền mặt có được không?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.