0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 11/12/2023 14:47 (GMT+7)

Một doanh nghiệp bất động sản mới thành lập chi gần 500 tỷ gom cổ phiếu TPB

Theo dõi KT&TD trên

Đây là doanh nghiệp có liên quan đến nhóm cổ đông lớn tại TPBank là Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, bà Đỗ Vũ Phương Anh, Tổng giám đốc DOJI và CTCP Hải Phòng Invest.

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, CTCP Phát triển Bất động sản Dragon báo cáo đã mua hơn 27,6 triệu cổ phiếu TPB, tương ứng với 1,25% vốn điều lệ của TPBank. Giao dịch được thực hiện trong phiên 6/12 nhằm mục đích mở rộng danh mục đầu tư.

Ước tính theo giá đóng cửa phiên 6/12 (17.450 đồng/cp), CTCP Phát triển Bất động sản Dragon đã chi ra khoảng 480 tỷ đồng để mua vào số cổ phiếu trên.

Được biết, Bất động sản Dragon là công ty có liên quan đến nhóm cổ đông lớn tại TPBank là Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, bà Đỗ Vũ Phương Anh, Tổng giám đốc DOJI và CTCP Hải Phòng Invest. Sau giao dịch, nhóm cổ đông nâng sở hữu tại TPBank lên thành 250,6 triệu đơn vị, tương ứng với 11,38% vốn.

Hiện cổ đông lớn nhất tại ngân hàng vẫn là nhóm cổ đông SBI Ven Holdings, sở hữu 440 triệu đơn vị, tương ứng với nắm 20% vốn.

Về Bất động sản Dragon, doanh nghiệp này mới được thành lập ngày 25/11/2023 và có trụ sở tại lô 3C, Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng. Đây chính là vị trí dự án Diamond Crown Hai Phong của DOJI Land – Công, thành viên của Tập đoàn DOJI, do Hải Phòng Invest là chủ đầu tư trực tiếp.

Bất động sản Dragon hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản với vốn điều lệ 1.650 tỷ đồng. Ba cổ đông góp vốn cho doanh nghiệp này gồm: Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản DOJI Land (66%), Công ty TNHH Xây lắp và Kỹ thuật Phúc Thịnh (33,9%) và ông Dương Anh Tuấn (0,1%).

Cổ đông lớn nhất của Bất động sản Dragon là DOJI Land - được DOJI thành lập vào tháng 11/2014 để triển khai các dự án bất động sản, theo chiến lược đưa lĩnh vực này trở thành lĩnh vực chủ chốt, quan trọng trong chiến lược phát triển của tập đoàn.

Doanh nghiệp này được biết đến là nhà phát triển các công trình bất động sản hạng sang với thương hiệu Diamond Crown. Trong đó phải kể đến tòa tháp kim cương DOJI Tower (Lê Duẩn, Hà Nội).

Cổ đông lớn thứ hai của Bất động sản Dragon là Công ty TNHH Xây lắp và Kỹ thuật Phúc Thịnh. Doanh nghiệp này được thành lập vào tháng 7/2016, có trụ sở tại Đống Đa, Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng.

Cả cơ cấu cổ đông và vốn điều lệ của Công ty TNHH Xây lắp và Kỹ thuật Phúc Thịnh đều có biến trong thời gian gần đây. Cụ thể, cuối tháng 11, doanh nghiệp này có vốn điều lệ 160 tỷ đồng. Đầu tháng 12, doanh nghiệp tăng mạnh vốn điều lệ lên 1.450 tỷ đồng, trong đó DOJI Land sở hữu 99,84%.

Cổ đông còn lại của Bất động sản Dragon là ông Dương Anh Tuấn, vị này hiện đang giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn DOJI. Đồng thời, ông Tuấn hiện cũng đang là Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật của CTCP Hải Phòng Invest. Tại thời điểm đăng ký thay đổi hồi đầu năm 2023, Hải Phòng Invest có vốn điều lệ 1.520 tỷ đồng.

Ái Linh (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Một doanh nghiệp bất động sản mới thành lập chi gần 500 tỷ gom cổ phiếu TPB. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
Khi tư nhân dấn thân vào giấc mơ hạ tầng quốc gia
Chúng ta đã quen với việc tư nhân làm khu công nghiệp, làm khu đô thị, làm ô tô, xe điện… Nhưng khi một doanh nghiệp đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam, một dự án mang tầm vóc chiến lược quốc gia – thì phản ứng đầu tiên thường là ngờ vực...

Tin mới

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.