0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 19/09/2023 09:33 (GMT+7)

Lưu ý khi mua đất nông nghiệp không có sổ đỏ

Theo dõi KT&TD trên

Luật Đất đai 2013 quy định rõ trường hợp mua bán đất nông nghiệp không có sổ đỏ và việc này cần phải có những yêu cầu cụ thể.

Lưu ý khi mua đất nông nghiệp không có sổ đỏ
Trường hợp mua bán đất nông nghiệp không có sổ đỏ được quy định rõ tại Luật Đất đai 2013.

Đất nông nghiệp là loại đất chỉ được phục vụ chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, vì vậy việc mua đất sẽ cần phải qua nhiều thủ tục khác nhau. Việc mua bán đất nông nghiệp cần được diễn ra một cách minh bạch và phải đảm bảo đầy đủ về các giấy tờ đi kèm. Mua bán đất nông nghiệp không có sổ đỏ là việc mua không có chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo.

Căn cứ tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định: Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: Có giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định; Đất không có tranh chấp; Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; Trong thời hạn sử dụng đất.

Tuy nhiên, đối với việc mua bán đất nông nghiệp thuộc trường hợp được quy định tại Điều 168 Luật Đất đai 2013: Người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển đổi, quyền sử dụng đất nông nghiệp sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất.

Như vậy, trường hợp đất nông nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vẫn được quyền bán đất khi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, hoặc cho thuê đất mà không bắt buộc phải có sổ đỏ.

Quy trình thực hiện mua bán đất nông nghiệp không có sổ đỏ

Bước 1: Hai bên thỏa thuận và lập hợp đồng ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; nhưng vì không có sổ đỏ nên một số trường hợp, hợp đồng sẽ không được công chứng.

Tuy nhiên, nếu người dân thực hiện đầy đủ các điều kiện và thuộc trường hợp được công nhận việc chuyển nhượng thì vẫn có thể mang hồ sơ, hợp đồng đi công chứng

Bước 2: Mỗi bên chuẩn bị bộ hồ sơ gồm: Hợp đồng quyết định giao đất, cho thuê đất nông nghiệp có công chứng; Di chúc thừa kế hoặc biên bản họp gia đình phân chia di sản thừa kế; mà có sự chứng kiến của cả người chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; các thành viên khác trong gia đình; Các giấy tờ có thể chứng minh quyền sử dụng đất; theo quy định tại khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật Đất đai 2013; Bản sao giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu; Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký xác nhận của hai bên.

Bước 3: Nộp bộ hồ sơ này về văn Phòng Tài nguyên và Môi trường; để được thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng; cho bên được chuyển nhượng theo đúng trình tự, thủ tục dựa trên quy định của pháp luật.

Bạn đang đọc bài viết Lưu ý khi mua đất nông nghiệp không có sổ đỏ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thanh Trì (Hà Nội): Cần giải quyết dứt điểm đơn kiến nghị tại dự án Khu đấu giá quyền sử dụng đất
Báo điện tử Xây dựng nhận được đơn kiến nghị của ông Nguyễn Đình Hòa trú tại thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) về việc bố ông là thương binh và được phân chia đất ở phía sau chùa Bé là 314m2 đất ở và một sào rưỡi đất ao thuộc diện tích đất ở từ năm 1954.
Phân khu Victoria: Giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và an nhiên
The Victoria, nơi dành cho ai đang muốn tìm kiếm không gian bình yên nhưng không tách biệt với nhịp sống sôi động. Nơi mà không gian sống được đo lường bằng tiêu chuẩn sang trọng nhưng vẫn giữ nguyên sự thoải mái. Đó cũng là nơi mà bất kỳ ai cũng tìm thấy sự đủ đầy trong từng căn hộ tiện nghi.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.