0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 25/10/2023 07:38 (GMT+7)

LPBank nói gì khi lợi nhuận quý 3/2023 “đi lùi” so với cùng kỳ 2022?

Theo dõi KT&TD trên

Mới đây, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, mã chứng khoán: LPB) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023 cho thấy lợi nhuận có phần đi lùi so với cùng kỳ 2022.

LPBank nói gì khi lợi nhuận quý 3/2023 “đi lùi” so với cùng kỳ 2022? - Ảnh 1
Ảnh minh hoạ

Theo BCTC giữa niên độ quý 3/2023, lợi nhuận trước thuế của LPBank trong quý 3/2023 đạt 1.241 tỷ đồng, tăng 41% so với quý 2 và tăng 0,65% so với cùng kỳ năm 2022. Với kết quả trên, LPBank là ngân hàng tiếp theo có lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, sau Saigonbank.

Lũy kế trong 9 tháng đầu năm 2023, lợi nhuận của LPBank đạt 3.678 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 61,45% kế hoạch lợi nhuận năm.

Theo giải trình của LPBank gửi UBCK Nhà nước, nguyên nhân có sự chênh lệch về mặt lợi nhuận ngân hàng sụt giảm so với cùng kỳ 2022 là do tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động do đó đã tác động đến hoạt động kinh doanh của nhiều cá nhân và doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh tế trong đó có ngân hàng.

Bên cạnh đó, thực hiện theo chủ chương của Ngân hàng nhà nước, LPBank đã triển khai các chính sách, gói hỗ trợ lãi suất cho vay và giảm phí, lệ phí cho khách hàng, cũng làm suy giảm lợi nhuận.

LPBank nói gì khi lợi nhuận quý 3/2023 “đi lùi” so với cùng kỳ 2022? - Ảnh 2
Giải trình của LPBank.

Tăng trưởng tiền gửi khách hàng trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt 5,8%, ở mức 228,4 nghìn tỷ đồng. Trong quý 3/2023, tỷ lệ CASA của LPBank tăng 1 điểm cơ bản so cùng kỳ nhưng giảm 94 điểm cơ bản so quý trước đạt 6,3%.

Tăng trưởng cho vay 9 tháng đầu năm 2023 của LPBank ở mức 263,6 nghìn tỷ đồng đạt 11,9% và tăng trưởng cho vay quý 3/2023 đạt 4% so quý trước. Cũng cần lưu ý rằng LPBank không có số dư trái phiếu doanh nghiệp tính đến quý 3/2023.

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cũng đã thông qua kết quả sơ bộ chào bán cổ phiếu ra công chúng. Cụ thể, LPBank đã chào bán 500 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Song kết thúc đợt chào bán, LPBank đã phân phối được hơn 426,8 triệu cổ phiếu, còn dư hơn 73 triệu cổ phiếu cổ đông không thực hiện quyền mua.

Do đó, LPBank quyết định phân phối tiếp số cổ phiếu dư này cho 3 cá nhân là ông Bùi Võ Công (29,14 triệu cổ phiếu), ông Đinh Chung Thành (19 triệu cổ phiếu) và ông Đinh Văn Tần (25 triệu cổ phiếu).

Tại phiên họp thường niên 2023 diễn ra hồi tháng 4, đại hội đồng cổ đông LPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế trong năm nay ở mức 6.000 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2022.

LPBank là một trong số các ngân hàng đang có sự biến động lớn về cơ cấu cổ đông cũng như ban lãnh đạo ngân hàng. Cổ đông lớn VNPost, sở hữu hơn 10% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tại LPBank, đã công bố kế hoạch thoái toàn bộ vốn tại ngân hàng. Nhưng sau nhiều phiên tổ chức đấu giá, việc thoái vốn vẫn bất thành với nguyên nhân là mức giá không hợp lý và số lượng nhà đầu tư đăng ký mua thấp.

Thời gian nộp tiền mua cổ phiếu dư này từ 23 đến 27/10. Số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm kể từ này kết thúc đợt chào bán.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/10, cổ phiếu LPB dừng ở mức 14.700 đồng/cp.

Đăng Khôi

Bạn đang đọc bài viết LPBank nói gì khi lợi nhuận quý 3/2023 “đi lùi” so với cùng kỳ 2022?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Xu hướng kinh doanh đồ uống: Đâu là mô hình tiềm năng nhất?
Thị trường đồ uống luôn là một lĩnh vực năng động với nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh đồ uống mới, sáng tạo và đầy tiềm năng.
Giá căn hộ tăng cao: Khi nào người mua nhà mới "dễ thở"?
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây đang trải qua giai đoạn biến động mạnh mẽ. Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, giá căn hộ vẫn duy trì ở mức cao, khiến người mua nhà - đặc biệt là tầng lớp trẻ và người có thu nhập trung bình - vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.
Gen Z và cơn sốt trà: Khi thế hệ trẻ biến thức uống cổ điển thành xu hướng mới!
Gen Z đang biến trà từ một thức uống truyền thống thành xu hướng sành điệu và sáng tạo. Từ trà sữa trân châu đến trà masala chai đậm đà, họ không ngừng thử nghiệm và đổi mới. Không chỉ là một sở thích, trà đã trở thành phong cách sống, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững.