0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 01/11/2024 10:42 (GMT+7)

Kiểm tra, xử lý nhiều vi phạm trong kinh doanh hàng hóa tại Chợ Bến Thành

Theo dõi KT&TD trên

Chiều tối ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành - một trong những khu mua sắm và điểm tham quan du lịch nổi tiếng tại TP. Hồ Chí Minh.

Ngay khi có tin kiểm tra của lực lượng chức năng, toàn bộ các cửa hàng bán đồng hồ tại Saigon Square cũng đã đóng cửa, thu dọn để tránh sự kiểm tra của lực lượng QLTT.

Thực hiện Kế hoạch số 888/QĐ-TCQLTT về việc phê duyệt kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021 - 2025, chiều tối ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (Tổng cục Quản lý thị trường) phối hợp với Cục QLTT thành phố Hồ Chí Minh đột xuất tiến hành kiểm tra các quầy bán đồng hồ, túi xách có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu tại chợ Bến Thành, thuộc phường Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Phó Tổng Cục trưởng Nguyễn Thành Nam (ảnh giữa) trực tiếp chỉ đạo kiểm tra tại hiện trường

Qua kiểm tra ban đầu, lực lượng Quản lý thị trường phát hiện 6 cơ sở kinh doanh, đồng hồ, mắt kính, túi xách có dấu hiệu vi phạm về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các thương hiệu nổi tiếng như LV, Dior, Gucci, Chanel, Philippe, Rolex, Omega, Rayban, Prada,… Ngay khi thấy sự xuất hiện của lực lượng chức năng, các cửa hàng khác tại Trung tâm Thương mại Saigon Square tại địa chỉ số 77-89 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP.Hồ Chí Minh cũng nhanh chóng đóng sập cửa để trốn tránh việc kiểm tra của lực lượng chức năng.

Tại 06 cơ sở bị tiến hành kiểm tra trong Chợ Bến Thành, lực lượng Quản lý thị trường đã lập biên bản và thu giữ hàng trăm sản phẩm đồng hồ, túi xách, mắt kính có dấu hiệu giả nhãn hiệu để tiếp tục điều tra làm rõ.

Hàng hóa bày bán tại Chợ Bến Thành (TP.HCM)

Hoạt động này nằm trong Kế hoạch số 3685/KP-QLTTTP.HCM ngày 25/10/2024 của Cục QLTT thành phố Hồ Chí Minh về tập trung đấu tranh, phòng chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và gian lận thương mại tại các địa bàn nổi cộm, trung tâm thương mại khu vực quận 1 từ nay đến hết cao điểm trước, trong và sau Tết nguyên đán năm 2025.

Đối tượng là các tổ chức, cá nhân kinh doanh giày dép, quần áo, thực phẩm, thực phẩm chức năng, phụ kiện trang sức, đồng hồ mỹ phẩm, túi, ví, thiết bị điện tử, dụng cụ, đồ dùng thể thao, mũ bảo hiểm, dược phẩm, dược liệu và các loại hàng hoá thường xuyên bị làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ tại các địa bàn nổi cộm, trung tâm thương mại khu vực quận 1.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên, lực lượng Quản lý thị trường tấn công vào những tụ điểm nóng trong kinh doanh hàng hóa tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Trước đó, trong các năm 2022, 2023, lực lượng QLTT liên tục tiếp hành kiểm tra, phát hiện, xử lý nhiều hành vi vi phạm tại nhiều tuyến phố, cửa hàng kinh doanh cũng như các Trung tâm mua sắm tại TP.HCM. Điển hình, từ ngày 1/11/2022, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra hàng loạt cơ sở kinh doanh tại Trung tâm Thương mại Saigon Square có địa chỉ số 77-89 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP.Hồ Chí Minh.

Các cửa hàng, kiot kinh doanh trong Trung tâm Thương mại Saigon Square đóng cửa trong vòng 01 tuần để tránh việc kiểm tra của lực lượng QLTT

Liên tiếp trong 3 ngày từ ngày 1-3/11/2022, Tổng cục Quản lý thị trường đã liên tục tăng cường lực lượng kiểm tra, kiểm đếm lượng lớn hàng giả, hàng nhái không rõ nguồn gốc. Tại hiện trường, lực lượng Quản lý thị trường đã lập biên bản các cơ sở kinh doanh buôn bán các sản phẩm sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam. Thời điểm đó, trong vòng 01 tuần, nhiều cửa hàng, kiot kinh doanh trong Trung tâm Thương mại Saigon Square đã đóng cửa để trốn tránh sự kiểm tra của lực lượng chức năng.

Theo Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường, việc kiểm tra kiểm soát tiếp tục được lực lượng QLTT quan tâm, đẩy mạnh triển khai trong thời gian tới, nhất là vào những tháng cuối năm 2024, dịp trước trong và sau Tết Nguyên đán Ất tỵ năm 2025 nhằm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Quyên Lưu
Tổng cục Quản lý thị trường

Bạn đang đọc bài viết Kiểm tra, xử lý nhiều vi phạm trong kinh doanh hàng hóa tại Chợ Bến Thành. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Các nhà bán lẻ nỗ lực ổn định nguồn cung, kỳ vọng thị trường bùng nổ cuối năm
Cuối năm là thời điểm “vàng” của ngành bán lẻ, khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh để chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết. Để thành công trong mùa mua sắm cuối năm, ngành bán lẻ không chỉ phải chuẩn bị kỹ lưỡng về hàng hóa, mà còn phải triển khai các chiến lược kích cầu, đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam bứt phá, hướng đến kỷ lục 7,2 tỷ USD
Ngành xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang chứng kiến một bước tiến vượt bậc trong năm 2024. Với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng mạnh, lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu rau quả dự kiến đạt mốc 7,2 tỷ USD. Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Tin mới

Mật ong rừng Việt Nam - Tiềm năng lớn cần được khai phá
Mật ong rừng tự nhiên là một trong những sản vật quý giá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Việt Nam. Với hệ sinh thái rừng nhiệt đới phong phú trải dài từ Tây Nguyên, Tây Bắc đến Nam Trung Bộ, mật ong rừng Việt Nam nổi bật với độ tinh khiết và giá trị dinh dưỡng cao.
Xu hướng mua sắm mùa Tết 2025
Trước bối cảnh kinh tế còn khó khăn, các chuyên gia cho rằng, dịp Tết năm 2025, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng tiếp tục là mùa Tết tiết kiệm, đơn giản và thiết thực.
Các nhà bán lẻ nỗ lực ổn định nguồn cung, kỳ vọng thị trường bùng nổ cuối năm
Cuối năm là thời điểm “vàng” của ngành bán lẻ, khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh để chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết. Để thành công trong mùa mua sắm cuối năm, ngành bán lẻ không chỉ phải chuẩn bị kỹ lưỡng về hàng hóa, mà còn phải triển khai các chiến lược kích cầu, đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam bứt phá, hướng đến kỷ lục 7,2 tỷ USD
Ngành xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang chứng kiến một bước tiến vượt bậc trong năm 2024. Với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng mạnh, lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu rau quả dự kiến đạt mốc 7,2 tỷ USD. Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.