0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ tư, 20/09/2023 10:32 (GMT+7)

Hưng Yên: Nhiều bến, bãi hoạt động không phép

Theo dõi KT&TD trên

UBND tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức kiểm tra thực địa, nghe báo cáo về công tác bảo đảm an toàn giao thông đường thủy; tình hình hoạt động bến thủy nội địa; hoạt động bãi bốc xếp, chứa chất tạm thời vật tư, vật liệu trên bãi sông và tình hình khai thác khoáng sản trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều bến, bãi hoạt động không phép
Hoạt động khai thác khoáng sản không kiểm soát đã gây sạt lở bãi sông ở thành phố Hưng Yên.

Theo báo cáo của các Sở, ngành, hiện nay trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 47 bến, bãi bốc xếp, chứa chất tạm thời vật tư, vật liệu xây dựng trên bãi sông Hồng, sông Luộc. Trong số đó chỉ có 15 bãi được UBND tỉnh cấp giấy phép, 32 bãi không có giấy phép. Một số bãi đã được cấp phép nhưng vẫn còn tình trạng chưa thực hiện bảo đảm theo nội dung trong quyết định cấp phép của UBND tỉnh; nhiều bãi hoạt động trái phép còn dẫn đến phát sinh tình trạng xe quá khổ, quá tải đi trên đê và mất an toàn giao thông, hư hỏng hạ tầng giao thông, ô nhiễm môi trường.

Tỉnh Hưng Yên hiện có 4 mỏ cát sông đã được cấp phép với trữ lượng cát đã khai thác đạt khoảng 1,1 triệu m3. Giấy phép khai thác của các mỏ này hiện nay đều sắp hết hạn. Tỉnh có 2 tuyến sông do Trung ương quản lý là sông Hồng và sông Luộc với tổng chiều dài 92km; 5 tuyến sông do địa phương quản lý với tổng chiều dài khoảng 113km là: Sông Sặt, sông Chanh, sông Cửu An, sông Điện Biên và sông Tam Đô. Các tuyến sông do địa phương quản lý nằm trong hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, vừa tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và kết hợp khai thác giao thông vận tải thủy.

Tỉnh Hưng Yên đã quy hoạch 11 cảng thủy nội địa, trong đó 6 cảng hàng hóa và 5 cảng hành khách. Theo Quyết định số 3353/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030, tỉnh Hưng Yên quy hoạch 46 vị trí bến hàng hóa và 21 bến khách ngang sông, bổ sung thêm 2 bến hàng hóa, nâng tổng số bến hàng hóa trên địa bàn tỉnh được quy hoạch là 48 bến; trên sông địa phương quản lý quy hoạch 3 bến khách ngang sông và 9 bến hàng hóa. Sở Giao thông vận tải Hưng Yên đã chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông thực hiện theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định.

Sau khi kiểm tra thực tế và nghe các Sở, ngành, địa phương báo cáo, ông Nguyễn Hùng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên yêu cầu các ngành, địa phương tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực: Quản lý đất đai, đê điều, giao thông đường thủy nội địa và trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh. Rà soát, đánh giá lại hiện trạng hoạt động các bến thủy nội địa, bãi bốc xếp, chứa chất tạm thời vật tư, vật liệu xây dựng, mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh phương án quản lý. Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh bến thủy nội địa, khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân đi vào nền nếp, đúng pháp luật; đồng thời xử lý nghiêm, dứt điểm các trường hợp vi phạm và xử lý dứt điểm các bến thủy không có trong quy hoạch, không có giấy phép mà vẫn hoạt động. Các huyện, thành phố có đê khẩn trương tổ chức thực hiện xử lý, giải tỏa các bãi không có phép, hoạt động trái phép.

Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải tăng cường công tác kiểm tra hoạt động của bến thủy nội địa, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các bến thủy tự phát hoạt động trái phép và việc neo đậu tàu thuyền, nhất là neo đậu tàu thuyền để bốc xếp vật liệu xây dựng trái phép. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan rà soát các mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh phương án khai thác; khẩn trương tổ chức đấu giá các mỏ khoáng sản đã đủ điều kiện khai thác. Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, báo cáo UBND tỉnh cấp phép cho các bến, bãi đủ điều kiện hoạt động. Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, báo cáo UBND tỉnh phương án quản lý các tuyến xăng, dầu, đường điện, cầu, cống qua sông...

Bạn đang đọc bài viết Hưng Yên: Nhiều bến, bãi hoạt động không phép. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.