0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ hai, 13/03/2023 15:06 (GMT+7)

Hưng Yên: Năng lực tài chính của Công ty Đô thị Phúc Thành có gì đặc biệt?

Theo dõi KT&TD trên

Công ty Cổ phần Đầu tư đô thị Phúc Thành gây chú ý khi tất cả các dự án bất động sản đều ở Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Sắp tới đây, “đại gia thị xã” có khả năng cao nhận thêm một dự án nữa cũng ở Mỹ Hào thông qua công ty con dù kết quả kinh doanh yếu kém.

Hưng Yên: Năng lực tài chính của Công ty Đô thị Phúc Thành có gì đặc biệt?
Phối cảnh một khu đô thị tại Mỹ Hào, Hưng Yên do Công ty Phúc Thành làm chủ đầu tư.

Thị trường bất động sản Hà Nội ngày càng khan hiếm quỹ đất đẹp. Vì vậy, sức nóng đang lan tỏa dần đến các vùng ven như Hưng Yên, Hòa Bình, Bắc Ninh… Thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên là một trong những điểm đến lý tưởng khi là cửa ngõ Thủ đô, rất thuận tiện cho đi lại, giao thương và sinh sống.

Thế nên, tỉnh Hưng Yên, mà cụ thể là thị xã Mỹ Hào ngày càng xuất hiện nhiều đại gia bất động sản mới. Một trong số đó là Công ty Cổ phần Đầu tư đô thị Phúc Thành (Công ty Phúc Thành). Phúc Thành gây chú ý 100% dự án đều được phát triển ở thị xã Mỹ Hào. Sắp tới đây, thông qua một công ty con, Phúc Thành thậm chí có thể nhận thêm một dự án mới dù bức tranh tài chính mấy năm gần đây yếu kém.

Đại gia bất động sản thị xã Mỹ Hào tại Hưng Yên

Công ty Cổ phần Đầu tư đô thị Phúc Thành thành lập ngày 13/4/2010 tại đường Đỗ Thế Diên, phường Nhân Hòa, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên với người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Ngọc Thành.

Doanh nghiệp này gắn liền với tên tuổi của nữ doanh nhân sinh năm 1981 Phạm Thị Nhật. Trong những ngày đầu, bà Nhật là Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Phúc Thành. Tuy nhiên, tới ngày 25/10/2022, “ghế nóng” đã được chuyển cho ông Nguyễn Ngọc Thành. Ngoài ra, ông Nguyễn Ngọc Thành còn là đại diện pháp luật Công ty TNHH Đầu tư Lạc Hồng Hưng Yên, Công TNHH Đầu tư và Phát triển đô thị Phúc Thành.

Thời gian đầu thành lập, công ty có quy mô khá nhỏ. Phải tới ngày 1/4/2016, vốn điều lệ công ty mới tăng từ 60 tỷ đồng lên 160 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông ban đầu gồm: bà Phạm Thị Nhật (sở hữu 62,5% vốn), Nguyễn Hải Hòa (sở hữu 30,625% vốn) và Phạm Văn Tiệp (sở hữu 6,875% vốn).

Tới ngày 27/5/2019, vốn điều lệ một lần nữa tăng lên 700 tỷ đồng, rồi đạt 900 tỷ đồng tại ngày 31/12/2019 và tạm thời đang ở mức 1.200 tỷ đồng kể từ ngày 9/6/2021. Trước đó, trong tháng 3/2021, công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn đô thị Phúc Thành.

Kể từ khi hoạt động tới nay, công ty đã và đang triển khai nhiều dự án. Đáng chú ý, tất cả các dự án đều trên địa bàn thị xã Mỹ Hào như Căn hộ CT1B-11, 18; CT01B-Mặt bằng căn hộ 05, 08, 12A; CT1A – Căn hộ 03, 06, 08, 10, 12A, 15; Khu đô thị Lạc Hồng Phúc; Khu nhà ở liền kề để bán Phúc Thành; Chung cư tòa CT2; Khu nhà ở liền kề để bán Mỹ Văn…

Trong đó, Khu nhà ở liền kề để bán Phúc Thành là dự án đang chú ý khi có quy mô dân số dự kiến khoảng 1.700 người, diện tích quy hoạch khoảng 69.175,41m2. Tổng vốn đầu tư dự án là hơn 605 tỷ đồng.

Tại Dự án khu nhà ở liền kề để bán Phúc Thành, trước đây, Công ty Phúc Thành bị dư luận “tố” được ưu ái vì trước khi dự án lựa chọn được nhà thầu, dự án đã được đặt tên là Phúc Thành theo tên nhà thầu sau này – Công ty Phúc Thành.

Kinh doanh yếu kém

Trong 5 năm gần đây (2017-2021), Công ty Phúc Thành liên tục được rót thêm vốn nhưng bức tranh tài chính không có nhiều cải thiện đáng kể, hiệu quả sử dụng vốn rất thấp.

Nếu năm 2017, vốn chủ sở hữu của Phúc Thành mới chỉ dừng lại ở mức 289 tỷ đồng thì tới cuối năm 2021, chỉ tiêu này đã vọt lên 1.179 tỷ đồng, tương ứng đà tăng 890 tỷ đồng (308%) sau 5 năm.

Vốn tăng mạnh nhưng doanh thu của công ty không có nhiều cải thiện, lần lượt đạt 75,1 tỷ đồng (năm 2017), 33,7 tỷ đồng (năm 2018), 5,8 tỷ đồng (năm 2019), 73,4 tỷ đồng (năm 2020) và 82,3 tỷ đồng (năm 2021).

Trong giai đoạn 5 năm vừa qua thì Phúc Thành có tới 3 năm thua lỗ với các khoản lỗ 5,3 tỷ đồng (năm 2017), 6,4 tỷ đồng (năm 2018) và 9,8 tỷ đồng (năm 2019). Tới năm 2020 và 2021, công ty đã có lãi nhưng lợi nhuận rất khiêm tốn, chỉ đạt 358 triệu đồng và 6,6 tỷ đồng.

Tại Phúc Thành, nợ không quá lớn. Hồi cuối năm 2021, nợ phải trả của công ty là 199 tỷ đồng, tăng 55 tỷ đồng, tương đương 38,2% so với năm 2017. Tốc độ tăng của nợ thấp hơn rất nhiều so với vốn. Tuy nhiên, bà Phạm Thị Nhật, cổ đông lớn và có người nắm giữ chức vụ Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật công ty lại cầm cố phần lớn cổ phiếu của công ty để đi vay.

Ngày 3/8/2021, bà Phạm Thị Nhật ký hợp đồng với Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex – Chi nhánh Hà Nội. Tài sản đảm bảo là “Quyền sở hữu, sử dụng toàn bộ 106.706.000 cổ phần của bà Phạm Thị Nhật và ông Nguyễn Hải Hòa tại Công ty Cổ phần Tập đoàn đô thị Phúc Thành, cụ thể là: 80.003.000 cổ phần của bà Phạm Thị Nhật và 26.703.000 cổ phần của ông Nguyễn Hải Hòa và toàn bộ các quyền được hưởng từ 106.706.000 cổ phần này tại Công ty Cổ phần Tập đoàn đô thị Phúc Thành”.

Bạn đang đọc bài viết Hưng Yên: Năng lực tài chính của Công ty Đô thị Phúc Thành có gì đặc biệt?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.