0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 19/07/2024 20:21 (GMT+7)

Hòa Bình: Giám sát việc chấp hành pháp luật đối với các dự án khu đô thị mới, khu đô thị sinh thái

Theo dõi KT&TD trên

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành giám sát việc chấp hành pháp luật đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới, khu đô thị sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2023.

Hòa Bình: Giám sát việc chấp hành pháp luật đối với các dự án khu đô thị mới, khu đô thị sinh thái
Một dự án nhà ở trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Giai đoạn 2021-2023, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 13 dự án trong danh mục đầu tư xây dựng khu đô thị mới, khu đô thị sinh thái thuộc địa bàn thành phố Hòa Bình và các huyện Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc Sơn. Tổng diện tích đất sử dụng 904,5ha. Tổng vốn đầu tư các dự án là 29.337,83 tỷ đồng.

Các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới, khu đô thị sinh thái trong quá trình thẩm định đã được các cơ quan chuyên môn rà soát, đánh giá phù hợp với các loại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các huyện, thành phố, góp phần phục vụ nhu cầu về nhà ở, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cho người dân trong khu vực và các tỉnh lân cận.

Trong quá trình triển khai thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, các nhà đầu tư thực hiện dự án gặp một số khó khăn, vướng mắc chung liên quan đến việc các thủ tục pháp lý về điều chỉnh quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất lúa, rừng; giải phóng mặt bằng, tái định cư... dẫn đến các dự án chậm triển khai.

Tại Hội nghị, các đại biểu đề xuất ý kiến đề nghị UBND tỉnh xem xét bố trí nguồn kinh phí để bồi thường, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân có phần diện tích đất ở nằm trong phạm vi dự án để hộ gia đình có kinh phí di chuyển đến nơi ở mới. Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về nội dung sự phù hợp của Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của huyện Kim Bôi và Lạc Sơn với Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để làm cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa theo quy định.

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư và các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ thẩm định, hoàn thành các thủ tục liên quan đến xây dựng theo quy định để làm cơ sở cho các dự án khởi công theo đúng tiến độ đề ra.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với UBND huyện Kim Bôi, huyện Lạc Sơn và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành công tác thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án có đất tái định cư thuộc địa bàn các huyện Lạc Sơn và huyện Kim Bôi.

UBND thành phố Hòa Bình và các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, bàn giao đất để thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh…

Bạn đang đọc bài viết Hòa Bình: Giám sát việc chấp hành pháp luật đối với các dự án khu đô thị mới, khu đô thị sinh thái. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.