0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 16/11/2023 09:57 (GMT+7)

Hé lộ tiềm lực "đại gia" Singapore mua cổ phần của Gelex

Theo dõi KT&TD trên

Một "ông lớn" đến từ Singapore đã đạt được thỏa thuận mua lại phần lớn cổ phần trong danh mục năng lượng tái tạo 245 MW của CTCP Gelex.

Ngày 10/11, Sembcorp (Singapore) thông qua công ty con là Sembcorp Solar Vietnam Pte Ltd, đã đạt được thỏa thuận mua lại phần lớn cổ phần trong danh mục năng lượng tái tạo 245 MW của CTCP Gelex (mã chứng khoán : GEX).

Theo Sembcorp, việc hoàn tất thương vụ phụ thuộc vào các phê duyệt theo quy định và các phê duyệt khác và dự kiến sẽ diễn ra vào nửa đầu năm 2024. Công ty có trụ sở tại Singapore cũng bày tỏ ý định tiếp tục khám phá các cơ hội trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam với Gelex.

Hé lộ tiềm lực "đại gia" Singapore mua cổ phần của Gelex - Ảnh 1

Được biết, danh mục các dự án năng lượng đang vận hành của GEX bao gồm các dự án điện gió, điện mặt trời và thủy điện, có tổng công suất khoảng 245 MW. Trong đó, có 73% cổ phần tại Nhà máy thủy điện Sông Bung 4A (49 MW), 100% cổ phần tại Điện mặt trời Gelex Ninh Thuận (68 MWp), 100% cổ phần tại Điện gió Gelex Quảng Trị (88 MW) và 100% cổ phần tại Điện gió Hướng Phùng (50 MW).

Tiềm lực của Sembcorp mạnh cỡ nào?

Sembcorp, tập đoàn phát triển đô thị và năng lượng hàng đầu Singapore.

Sembcorp đã niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Singapore và là một thành viên của nhóm Straits Times Index (STI) - chỉ số chứng khoán dựa trên giá trị thị trường của 30 công ty lớn niêm yết trên sàn.

Tại Việt Nam, Sembcorp đầu tư qua nhiều công ty như Công ty Điện lực Phú Mỹ 3, Sembcorp Energy Việt Nam và Sembcorp Solar Vietnam. Sembcorp cũng hợp tác với BCG Energy để phát triển dự án năng lượng gió và mặt trời tại Việt Nam.

Ngoài năng lượng, Sembcorp còn đầu tư vào hạ tầng khu công nghiệp và bất động sản tại Việt Nam thông qua Sembcorp Development (SCD). SCD cùng Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex) thành lập Công ty Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP), một trong những nhà phát triển khu công nghiệp quy mô lớn nhất tại Việt Nam.

Về kết quả kinh doanh, nửa đầu năm 2022, Sembcorp đạt doanh thu 3,54 tỉ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Mảng năng lượng thông thường đóng góp 87,3% doanh thu, trong khi mảng năng lượng tái tạo đạt 167 triệu USD, tương đương 4,6% tổng doanh thu.

"Ông trùm" năng lượng tái tạo

Sembcorp đã đầu tư vào nhiều thị trường lớn trên thế giới như Anh, Trung Quốc, Trung Đông, Ấn Độ, nhưng hoạt động đầu tư vẫn chủ yếu tập trung tại châu Á.

Danh mục năng lượng tái tạo của Sembcorp bao gồm năng lượng gió, năng lượng mặt trời và lưu trữ năng lượng tại các thị trường trọng điểm như Singapore, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và Vương quốc Anh, với tổng công suất đạt 9,5GW.

Trong lĩnh vực năng lượng, Sembcorp đã tham gia sản xuất điện tại Việt Nam thông qua việc vận hành nhà máy điện độc lập Phú Mỹ 3 với công suất 748MW. Đây là nhà máy điện đầu tiên tại Việt Nam, cung cấp nguồn năng lượng ổn định cho đất nước trong hai thập kỷ qua.

CEO Sembcorp Industries ở khu vực Singapore và Đông Nam Á từng khẳng định, là một đối tác có cam kết mạnh mẽ trong hành trình phát triển bền vững của Việt Nam, Sembcorp rất tự hào được sử dụng kinh nghiệm và năng lực của chúng tôi trên toàn cầu để giúp đất nước đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (net-zero) vào năm 2050.

Minh An

Bạn đang đọc bài viết Hé lộ tiềm lực "đại gia" Singapore mua cổ phần của Gelex. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.