0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 26/10/2023 15:47 (GMT+7)

Hàng trăm mã nằm sàn, VN-Index "bốc hơi" gần 50 điểm

Theo dõi KT&TD trên

Trong phiên giao dịch ngày 26/10, áp lực bán tháo xuất hiện ngay từ đầu phiên. Kết thúc phiên VN-Index "bốc hơi" gần 50 điểm, lùi sâu dưới mốc 1.055 điểm.

Thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch 26/10 khá tiêu cực khi các chỉ số chính đều ghi nhận mức giảm mạnh. Thị trường lao dốc ngay khi mở cửa khiến không ít nhà đầu tư hoang mang.

Kết thúc phiên giao dịch chiều nay, VN-Index đóng cửa ở mốc 1055.45, giảm mạnh 46.21 điểm (-4.19%). Thanh khoản có sự tăng đột biến trong nhiều phiên trở lại đây khi có đến hơn 1,1 tỷ cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn thị trường đạt mức hơn 23 nghìn tỷ đồng. Sắc đỏ gần như chiếm ưu thế ưu thế tuyệt đối trong ngày hôm nay với 505 mã giảm điểm, tròn khi đó số mã tăng điểm chỉ là 24, còn lại là 31 mã đóng cửa ở mốc tham chiếu.

Hàng trăm mã nằm sàn, VN-Index "bốc hơi" gần 50 điểm - Ảnh 1
Hàng trăm mã nằm sàn, VN-Index mất gần 50 điểm.

Bi đát nhất là nhóm bất động sản. La liệt mã giảm kịch sàn như VHM, VIC, VRE, NVL, PDR, KBC, VCG, TCH, DXS, CRE, AGG, CII, IJC, QCG, SCR, KHG, NBB... Các mã khác đa phần cũng giảm sâu.

Nhóm sản xuất cũng không chịu thua kém khi MSN, GVR, DCM, HSG, DBC, NKG, HT1, ANV, PAN, IDI, MSH đều giảm kịch biên độ. Theo sau là VNM giảm 2,9%, HPG giảm 5,2%, SAB giảm 4,34%, DGC giảm 4,82%, DHG giảm 5,25%, VHC giảm 2,74%, DPM giảm 6,23%... Tuy vậy, cũng có khá nhiều mã đứng giá tham chiếu như SBT, VCF, TRA, SHI, TDP, HRC...

Cổ phiếu chứng khoán cũng bị dìm xuống đáy. Cụ thể, VND, VIX, FTS, CTS, AGR, TVS đều rơi kịch biên độ. Trong khi đó, SSI giảm 6,82%, VCI giảm 6,72%, HCM giảm 6,62%, VDS giảm 6,48%.

Cổ phiếu năng lượng cũng lao dốc không phanh. Theo đó, GAS giảm 6,09%, POW giảm 3,57%, PGV giảm 5,65% còn PLX thì giảm kịch sàn.

Cổ phiếu hàng không và bán lẻ cũng diễn biến tiêu cực: VJC và HVN lần lượt mất đi 2,92% và 4,95% giá trị; MWG giảm 3,45%, PNJ giảm 0,4% và FRT giảm 2,21%.

Nhóm ngân hàng mặc dù không có mã nào "lau sàn" nhưng cũng rất nhiều mã mất hơn 3% giá trị, như VPB, TCB, MBB, ACB, STB, VIB, OCB, LPB, MSB.

Đáng chú ý là khá nhiều nhà đầu tư "bắt đáy", khiến thanh khoản khớp lệnh sàn HoSE tăng vọt lên trên 22.000 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó chưa tới 10.000 tỷ đồng.

Tương tự, VN30 hôm nay cũng như vậy khi có cho mình mức giảm 48.37 điểm (-4.34%). Toàn bộ 30 cổ phiếu trong nhóm đều đồng loạt giảm điểm. Nổi bật hơn cả trong số đó là bộ ba cổ phiếu nhà Vingroup, bao gồm VRE (-6.99%), VHM (-6.94%) và VIC (-6.90%) đều phải đóng cửa với mức giá sàn, thậm chí những cổ phiếu này còn rơi vào tình trạng dư bán sàn.

Bên cạnh đó còn có một số cổ phiếu khác cũng giảm điểm tối đa trong ngày hôm nay, điển hình như MSN (-6.97%), PLX (-6.93%) hay GVR (-6.83%).

Ở chiều hướng tăng điểm, không có nhóm cổ phiếu tăng điểm đáng chú ý khi áp lực bán là quá lớn. Sắc xanh trong phiên hôm nay chỉ xuất hiện lác đác ở một vài cổ phiếu, tuy nhiên cũng không quá đáng kể.

Anh Thư

Bạn đang đọc bài viết Hàng trăm mã nằm sàn, VN-Index "bốc hơi" gần 50 điểm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

HoREA: Đề xuất chỉ áp thuế 6% với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê
Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đáng chú ý, trong đó, HoREA đề xuất doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê được áp dụng thuế suất 6% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.