0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 29/05/2025 06:50 (GMT+7)

Hà Nội phát hiện 6 tấn kẹo giả nhãn mác Nhật, Hàn cho trẻ em chuẩn bị tuồn ra thị trường

Theo dõi KT&TD trên

Công an Hà Nội đã phát hiện và đề nghị truy tố Nguyễn Viết Cường về hành vi "sản xuất hàng giả là thực phẩm". Với nguyên liệu không rõ nguồn gốc, đóng gói tinh vi giống hệt sản phẩm nước ngoài, đối tượng đã sản xuất hơn 25.000 gói kẹo các loại với giá trị ước tính gần 430 triệu đồng.

Theo cơ quan Công an, khoảng đầu năm 2024, Nguyễn Viết Cường (SN 1987; trú tại huyện Hoài Đức, Hà Nội) nhận thấy thị trường bánh kẹo tại thành phố Hà Nội có nhu cầu lớn về các sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài. Đến tháng 11/2024, Cường nảy sinh ý định sản xuất kẹo giả để bán dịp Tết Nguyên đán.

Cường đã lên mạng xã hội Facebook và tìm thấy trang "Tổng kho hàng Trung" chuyên cung cấp kẹo cân và vỏ bao bì in sẵn nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản, Hàn Quốc. Liên hệ với chủ tài khoản, Cường được "tư vấn" rằng các tên thương nhân nhập khẩu trên bao bì chỉ là "tên tự nghĩ ra, không có thật" nên không lo làm hàng giả, hàng nhái của công ty nào tại Việt Nam.

SỐC: Khoảng 6 tấn kẹo giả Nhật, Hàn cho trẻ em bị phát hiện tại Hà Nội
Tang vật thu giữ. Ảnh CAHN

Cường mua kẹo nguyên liệu Trung Quốc giá 300.000 đồng/thùng (10kg) và túi ni lông bao bì 100.000 đồng/kg, Cường đã hai lần mua tổng cộng khoảng 6 tấn kẹo và 345kg túi ni lông. Số nguyên liệu này được Cường tập kết tại Khu công nghiệp La Phù, xã La Phù, huyện Hoài Đức để sản xuất. Toàn bộ quy trình sản xuất được làm thủ công, tạm bợ.

Cường cho kẹo nguyên liệu vào các túi ni lông, mỗi túi từ 200g - 300g, mang 6 nhãn hiệu khác nhau có bao bì gần giống với các thương hiệu kẹo nổi tiếng của nước ngoài, đang bán chạy trên thị trường, nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Sau đó, sử dụng máy hàn để hàn kín miệng túi và máy in "date" để in hạn sử dụng lên vỏ túi, biến thành kẹo thành phẩm với nguồn gốc xuất xứ giả mạo tại Nhật Bản, Hàn Quốc.

Từ tháng 11/2024 đến khi bị bắt, Cường đã sản xuất hơn 25.000 gói kẹo các loại với giá trị ước tính gần 430 triệu đồng. Toàn bộ số kẹo và nguyên liệu chưa kịp tiêu thụ đã bị Đội 6 - Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an thành phố Hà Nội) kiểm tra và thu giữ.

Vụ việc đang được tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.

Minh Phương

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội phát hiện 6 tấn kẹo giả nhãn mác Nhật, Hàn cho trẻ em chuẩn bị tuồn ra thị trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xe máy điện cháy hàng sau lộ trình cấm xe xăng
Những ngày gần đây, lượng khách quan tâm đến các loại xe máy xăng giảm mạnh, trong khi xe máy điện của nhiều hãng cháy hàng. Hãng xe, đại lý cũng đang triển khai nhiều hình thức để kích cầu xe điện.
Tái định vị sản phẩm trong nền kinh tế tiêu dùng thông minh
Nền kinh tế tiêu dùng thông minh đang định hình lại cách thức các doanh nghiệp tiếp cận và phục vụ khách hàng. Trong bối cảnh này, việc tái định vị sản phẩm không còn là chiến lược tùy chọn mà đã trở thành yêu cầu cấp thiết để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.

Tin mới

Startup trà sữa: Nhượng quyền hay tự xây thương hiệu?
Trong bối cảnh thị trường trà sữa Việt Nam đang bùng nổ với giá trị hàng tỷ USD, những người có ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực này thường đứng trước một lựa chọn quan trọng: tham gia mô hình nhượng quyền từ các thương hiệu đã có tên tuổi hay tự tay xây dựng một thương hiệu riêng từ con số không.
Kinh tế tiêu dùng số: Thay đổi từ cú click chuột
Trong khoảng thời gian chưa đầy ba thập kỷ, thế giới đã chứng kiến một cuộc cách mạng thầm lặng nhưng mạnh mẽ, nơi mà những cú click chuột đơn giản đã biến đổi hoàn toàn cách thức con người tiêu dùng, mua sắm và tương tác với nền kinh tế toàn cầu.
Giao thông thông suốt sau bão số 3
Bão số 3 (WIPHA) đã gây ra hàng trăm điểm sạt lở, ngập úng tại các tỉnh miền Trung và Đông Bắc, tuy nhiên đến sáng 23/7, hệ thống hạ tầng giao thông vẫn cơ bản thông suốt.
Cảnh báo nạn giả mạo thương hiệu Bệnh viện Bạch Mai
Thời gian gần đây, một làn sóng phản ánh mạnh mẽ từ phía người dân đã phơi bày một thực trạng đáng báo động: Nhiều phòng khám và cơ sở y tế tư nhân đang ngang nhiên sử dụng tên gọi gần giống hoặc cố tình lồng ghép từ “Bạch Mai” vào tên gọi của mình.