0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 23/05/2025 16:39 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ Y tế: Không khoan nhượng với sản xuất hàng giả, kém chất lượng

Theo dõi KT&TD trên

Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định, sẽ không khoan nhượng với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trong lĩnh vực y tế, việc xử lý không có "vùng cấm", với các cá nhân, tổ chức có hành vi buông lỏng quản lý, tiếp tay hoặc bao che cho sai phạm.

Dân hoang mang không biết đâu hàng giả, hàng thật

Ngày 23/5, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm đánh giá kết quả triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 và Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh, quản lý thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của toàn hệ thống chính trị.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Không khoan nhượng với sản xuất hàng giả, kém chất lượng- Ảnh 1.
Thời gian qua lực lượng chức năng đã triệt phá nhiều đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả.

"Giờ người dân rất hoang mang, ra đường không biết mặt hàng nào được phép lưu hành, mặt hàng nào là hàng giả, hàng nhái. Cuộc chiến chống hàng giả, gian lận thương mại là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của tất cả các cấp, các ngành và toàn thể xã hội", bà Lan nhấn mạnh.

Theo Bộ Y tế, thực tế triển khai tại các địa phương cho thấy, đây là thị trường có lợi nhuận cao, dễ bị lợi dụng bởi các đối tượng làm ăn không chính đáng. Nhiều hành vi vi phạm đã qua mặt cơ quan chức năng nhờ khai thác kẽ hở pháp luật.

Đặc biệt, trong bối cảnh thương mại điện tử và mạng xã hội phát triển nhanh chóng, việc quản lý các sản phẩm y tế càng trở nên phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ cao đối với sức khỏe và tính mạng người dân.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan khẳng định: "Quan điểm chỉ đạo của Bộ Y tế là kiên quyết, đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi sản xuất, buôn bán, lưu thông hàng giả trong lĩnh vực y tế. Các hành vi vi phạm phải được xử lý nghiêm minh, không có "vùng cấm", không có "ngoại lệ". Đồng thời, Bộ Y tế sẽ xử lý trách nhiệm các cá nhân, tổ chức có hành vi buông lỏng quản lý, tiếp tay hoặc bao che cho các hoạt động sai phạm".

Công tác hậu kiểm ở địa phương chưa nghiêm

"Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ việc vi phạm trong thời gian qua là do cơ chế hậu kiểm tại địa phương chưa được triển khai một cách nghiêm túc, đồng bộ. Với tinh thần địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm. Thế nhưng thời gian qua, nhiều mặt hàng thuộc trách nhiệm quản lý của địa phương chưa được kiểm soát chặt chẽ sau khi lưu thông ra thị trường", Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.

Do đó, cần đẩy mạnh cơ chế hậu kiểm, giao quyền cho chính quyền địa phương tổ chức thực hiện trên cơ sở rà soát, đánh giá thực tiễn.

Tại hội nghị trực tuyến, đại diện tỉnh Hòa Bình "kêu" khó trong quá trình hậu kiểm. Bởi lẽ "theo quy định lấy mẫu, địa phương chỉ kiểm tra được chỉ số an toàn thực phẩm, chứ không kiểm tra được chất lượng. Và khi thực hiện kiểm tra, đoàn chỉ kiểm tra hậu kiểm ở cơ sở sản xuất và chỉ có thể kiểm tra chất lượng khi người dân có ý kiến".

Liên quan đến vụ sữa giả vừa rồi, đại diện tỉnh Hòa Bình cho biết, công ty sản xuất sữa giả thực hiện công bố sữa ở tỉnh Hòa Bình nhưng lại không bán hàng trên địa bàn tỉnh, không bán ở siêu thị hay bất cứ bệnh viện nào trên địa bàn.

Ngoài ra đại diện tỉnh Hòa Bình cũng cho biết việc hậu kiểm chỉ thực hiện được ở cơ sở sản xuất, trong khi các đối tượng sản xuất hàng giả rất tinh vi, họ lách các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử. Do đó rất khó để đuổi theo hậu kiểm được tất cả các sản phẩm nghi ngờ.

Cùng với các địa phương, đại diện bộ Y tế cho hay, trong thời gian tới, Bộ Y tế tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý an toàn thực phẩm, siết chặt quản lý hoạt động đăng ký, quảng cáo, lưu hành, đặc biệt đối với các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe; kiểm tra chặt chẽ việc công bố sản phẩm, truy xuất nguồn gốc...

Đặc biệt là trên sàn thương mại điện tử, cần tăng chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm sản xuất kinh doanh thuốc giả, mỹ phẩm giả, thực phẩm chức năng giả, thiết bị y tế giả.

Bộ Y tế sẽ tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, vận động người dân nâng cao cảnh giác, cùng tham gia phát hiện và lên án hành vi buôn bán hàng giả là các sản phẩm trong lĩnh vực quản lý của bộ.

Bộ Y tế khẳng định cam kết hành động quyết liệt, đồng bộ và liên tục để bảo vệ sức khỏe nhân dân, quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và sự phát triển lành mạnh của ngành y tế.

Bạn đang đọc bài viết Bộ trưởng Bộ Y tế: Không khoan nhượng với sản xuất hàng giả, kém chất lượng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nước hoa giá rẻ và những mối đe dọa tiềm ẩn
Chỉ từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng, người dùng dễ dàng mua được nước hoa gắn mác các thương hiệu lớn như: Dior, Chanel, Gucci... trên mạng. Thị trường nước hoa siêu rẻ bùng nổ do tâm lý sính hàng hiệu giá rẻ.
Thị trường kem chống nắng cháy hàng
Kem chống nắng, món đồ từng bị xem nhẹ, giờ đây trở thành “vật bất ly thân” của hàng triệu người Việt. Bước vào hè, thị trường này bùng nổ mạnh mẽ…
Mukbang, trào lưu tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Trào lưu Mukbang, với hình ảnh các streamer tiêu thụ lượng lớn thức ăn trước ống kính, đã lan rộng từ Hàn Quốc ra toàn cầu trong hơn một thập kỷ qua.
Matcha và hành trình bảo vệ hệ tuần hoàn từ bên trong
Matcha không chỉ là thức uống thanh mát mà còn là “liều thuốc xanh” giúp giảm cholesterol xấu, hạ huyết áp, bảo vệ thành mạch và tăng cường tuần hoàn máu mang đến giải pháp tự nhiên, bền vững cho trái tim khỏe từ bên trong.

Tin mới

Sửa 7 luật về đầu tư, đấu thầu và tài chính: Gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Chiều 23/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, các ĐBQH đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực CK và TTCK đối với CTCP Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An
Ngày 22/5/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 213/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An (Công ty), cụ thể như sau:
Ninh Bình: Xử phạt hơn 30 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hoá nhập lậu, không rõ nguồn gốc
Ngày 22/5/2025, Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Ninh Bình, đã tiến hành kiểm tra và xử lý một cơ sở kinh doanh đồ gia dụng có hành vi buôn bán hàng hóa nhập lậu