0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 05/06/2023 16:14 (GMT+7)

Hà Nội: Bốn vị trí dự kiến khởi công Vành đai 4

Theo dõi KT&TD trên

Hà Nội dự kiến sẽ khởi công dự án Vành đai 4-Vùng Thủ đô tại 4 vị trí:

Vị trí giao cắt giữa tuyến đường Vành đai 4 với quốc lộ 2 (xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn); giao cắt giữa Vành đai 4 với đường Phương Bảng (xã Song Phương, huyện Hoài Đức); giao cắt giữa trục phía Nam tại xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai; vị trí tuyến nối đê trục Thường Tín (xã Ninh Sở, huyện Thường Tín).

Hà Nội: Bốn vị trí dự kiến khởi công Vành đai 4
Bốn vị trí dự kiến khởi công Vành đai 4 (Ảnh chụp màn hình).

Trong báo cáo gửi UBND Hà Nội về tình hình triển khai dự án vành đai 4 - vùng thủ đô trên địa bàn, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố cho biết tính đến hết tháng 5, các quận huyện đã phê duyệt và thu hồi hơn 537.000ha đất, đạt 67,32%.

Tổng số tiền đã phê duyệt cho công tác giải phóng mặt bằng, đền bù và hỗ trợ tái định cư là 4.286 tỷ đồng. Dự kiến trong tháng 6, địa phương sẽ bàn giao trên 75% mặt bằng sạch để khởi công dự án và cam kết bàn giao 100% trước ngày 31/12.

Riêng với dự án thành phần 2.1 là xây dựng đường song hành, Ban Quản lý dự án lên kế hoạch tổ chức lựa chọn xong nhà thầu và khởi công 4 gói thầu trước ngày 30/6.

Dự kiến, trên toàn tuyến thuộc địa bàn Hà Nội, các đơn vị sẽ khởi công đồng loạt tại 4 vị trí: đoạn giao cắt giữa tuyến vành đai 4 với quốc lộ 2, lý trình km1+44 thuộc địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn; giao cắt giữa vành đai 4 với đường Phương Bảng thuộc xã Song Phương, huyện Hoài Đức; vị trí giao trục phía nam tại Km45+700 thuộc xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai; vị trí giao với quốc lộ 1A cũ tại Km52+600 thuộc địa phận xã Văn Bình, huyện Thường Tín.

Với dự án thành phần 3 là xây dựng đường cao tốc theo đối tác công tư (PPP), UBND Hà Nội trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng thẩm định Nhà nước để thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trước ngày 5/6.

Hiện Ban Quản lý dự án và đơn vị tư vấn thực hiện khảo sát, lập phương án thiết kế kỹ thuật hạng mục di chuyển điện cao thế từ 110kV đến 500 kV. Dự kiến, phương án này được trình Sở Công Thương thẩm định trong tháng 6.

Về đề xuất, Ban Quản lý dự án đề nghị UBND Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét chấp thuận điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 đối với dự án đầu tư xây dựng vành đai 4 - vùng thủ đô trên địa bàn Hà Nội.

Cụ thể, đơn vị đề xuất bổ sung 20 tỷ đồng đối với công tác di chuyển điện do Ban Quản lý thực hiện; bổ sung 3.965 tỷ đồng tiền vốn đối với công tác giải phóng mặt bằng do các quận, huyện thực hiện; bổ sung 350 tỷ đồng với dự án thành phần 2.1.

Ban Quản lý dự án cũng đề xuất UBND Hà Nội tổ chức làm việc với các bộ, ngành để có phương án tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc theo thông báo của Văn phòng Chính phủ.

Dự án vành đai 4 - vùng thủ đô Hà Nội có tổng chiều dài 112km, đi qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh.

Trong đó đoạn qua Hà Nội hơn 58km, đoạn qua Hưng Yên hơn 19km, đoạn qua Bắc Ninh trên 25km và tuyến nối dài 9,7km. Điểm đầu dự án tại điểm nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai, điểm cuối nối cao tốc Nội Bài - Hạ Long. Tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng. Dự án khởi động từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Bốn vị trí dự kiến khởi công Vành đai 4. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giấc mơ an cư: Vì sao giới trẻ ngày càng khó mua nhà?
Giấc mơ sở hữu một căn nhà từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự thành công và ổn định trong cuộc sống. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ hiện nay, giấc mơ này dường như ngày càng xa vời. Vậy đâu là những lý do khiến việc mua nhà trở nên khó khăn đến vậy đối với giới trẻ hiện nay?
Giải phóng mặt bằng dự án Khu công nghiệp VISP Thái Bình đạt khoảng 90%
Dự án Khu công nghiệp VISP Thái Bình thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) với diện tích lớn thứ hai thuộc huyện Thái Thuỵ. Dự án hứa hẹn sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình nhanh và bền vững.
Cảnh báo “sốt đất ảo” theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành
Thời gian qua, các địa phương đồng loạt cảnh báo người dân cẩn trọng trước những thông tin không chính thống về sáp nhập tỉnh thành, đồng thời phải phản ánh những tin đồn sai sự thật, đầu cơ thổi giá, lũng đoạn thị trường đến các cơ quan chức năng trên địa bàn.
Đất nền có dấu hiệu sốt "nóng" trở lại
Thị trường bất động sản đang chứng kiến những diễn biến phức tạp với làn sóng sôi động trở lại của phân khúc đất nền. Giá đất tại nhiều khu vực đang tăng nhanh, đặc biệt là ở các tỉnh thành phía Nam, khiến nhiều nhà đầu tư và người dân vô cùng nhộn nhịp.

Tin mới

Giấc mơ an cư: Vì sao giới trẻ ngày càng khó mua nhà?
Giấc mơ sở hữu một căn nhà từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự thành công và ổn định trong cuộc sống. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ hiện nay, giấc mơ này dường như ngày càng xa vời. Vậy đâu là những lý do khiến việc mua nhà trở nên khó khăn đến vậy đối với giới trẻ hiện nay?
Ngành hàng tiêu dùng đóng gói 2025: Đổi mới, bền vững và cạnh tranh toàn cầu
Ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) năm 2025 đang chứng kiến sự đổi mới mạnh mẽ với xu hướng bền vững, cá nhân hóa và ứng dụng AI. Khi thị trường toàn cầu mở rộng, các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng với nhu cầu tiêu dùng xanh, thương mại điện tử phát triển và cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Tập trung giải quyết 1533 dự án tồn đọng; trách nhiệm tới đâu, xử lý tới đó, không để sai chồng sai
Thủ tướng yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1533 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc. Trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; "đánh chuột nhưng không vỡ bình", không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo.
Cảnh báo “sốt đất ảo” theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành
Thời gian qua, các địa phương đồng loạt cảnh báo người dân cẩn trọng trước những thông tin không chính thống về sáp nhập tỉnh thành, đồng thời phải phản ánh những tin đồn sai sự thật, đầu cơ thổi giá, lũng đoạn thị trường đến các cơ quan chức năng trên địa bàn.