0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 30/09/2024 06:35 (GMT+7)

Giá trị xuất khẩu gỗ có thể giảm khoảng 300 triệu USD do mưa bão

Theo dõi KT&TD trên

Theo thông tin từ Cục Lâm nghiệp, bão số 3 đã làm gần 12 triệu m3 gỗ nguyên liệu (gỗ nhỏ) tại các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại. Ước tính giá trị xuất khẩu dăm gỗ, viên nén và các loại ván năm 2024 có thể giảm khoảng 300 triệu USD.

Theo Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), với giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản bình quân đạt gần 1,4 tỷ USD/tháng, đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản 9 tháng đầu năm 2024 ước đạt 12,15 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2023.

Trước đó, sau khi có số liệu thống kê kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2024 đã mang về 7,5 tỷ đô la Mỹ (tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023) nên đã có ý kiến nhận định, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cả năm 2024 có thể đạt mức kỷ lục là 17,5 tỉ đô la Mỹ. Tuy nhiên, những diễn biến từ cơn bão số 3 khiến những dự báo “lạc quan” này phải thay đổi, điều này thể hiện khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lo ngại mục tiêu xuất khẩu 15,2 tỉ đô la Mỹ đặt ra từ đầu năm có thể không đạt được khi kết thúc năm 2024.

Ước tính giá trị xuất khẩu gỗ có thể giảm khoảng 300 triệu USD do mưa bão - Ảnh 1
Xuất khẩu gỗ tại Việt Nam ước tính bị giảm hàng trăm triệu USD do mưa bão. (Ảnh minh họa)

Theo ông Triệu Văn Lực, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, hiện một số thị trường xuất khẩu chính đồ gỗ của Việt Nam (EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc) vẫn còn những khó khăn về kinh tế; chính sách bảo hộ sản phẩm hàng hóa, thực hiện chặt chẽ quy định về giải trình gỗ bất hợp pháp, giảm phát thải khí nhà kính, quy định về không gây mất rừng và suy thoái rừng của Liên minh châu Âu (EUDR), điều tra về chống bán phá giá và chống trợ cấp của thị trường Hoa Kỳ và Hàn Quốc.

Tình hình thế giới tiếp tục có những xung đột địa chính trị, biến động phức tạp, khó lường, yếu tố rủi ro, bất định gia tăng; tác động giá cước vận tải biển tăng cao dẫn đến giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu tăng (có loại gỗ nhập tăng 40% so với năm 2023), làm giá thành sản phẩm đầu ra tăng, trong khi nhà nhập khẩu nước ngoài yêu cầu giảm giá thành sản phẩm.

Việc hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) của các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng dăm gỗ, gỗ dán còn gặp nhiều khó khăn, do các thủ tục xác minh tới tận chủ rừng của ngành thuế cần nhiều thời gian.

Bên cạnh đó, khó khăn về thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Theo đó, hậu quả của cơn bão số 3 đã gây ra thiệt hại nặng nề về người, tài sản, cây trồng, vật nuôi, các hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp cũng chịu thiệt hại rất lớn. Diện tích rừng trồng sản xuất gần 170.000 ha bị thiệt hại, đây sẽ làm giảm đáng kể nguồn nguyên liệu phục vụ ngành chế biến gỗ trong thời gian tới. Nhiều cơ sở sản xuất chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại, cần phải đầu tư sửa chữa, khôi phục.

Nhằm đạt và vượt mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2024 là 15,2 tỷ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ trên 14,2 tỷ USD, tăng khoảng 6% so với năm 2023, ông Triệu Văn Lực cho biết, hiện toàn ngành lâm nghiệp đang dồn lực khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra, hỗ trợ kịp thời các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất lâm nghiệp, chế biến xuất khẩu gỗ và lâm sản bị thiệt hại nhanh chóng ổn định lại sản xuất. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hiện hành, thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào việc phát triển rừng trồng, chế biến gỗ và lâm sản.

Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực để chủ động, ứng phó, giải quyết các vụ việc cạnh tranh thương mại, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu do các vụ kiện gây ra. Làm tốt công tác tuyên truyền, tổ chức các hội chợ triển lãm, xúc tiến đầu tư để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm gỗ và lâm sản. Tổ chức theo dõi chặt chẽ, nắm bắt kịp thời những khó khăn, bất cập do cơ chế, chính sách để tháo gỡ cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ và lâm sản.

Đồng thời, triển khai đồng bộ các giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 470 ngày 26/5/2023 về tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.

Sông Hồng

Bạn đang đọc bài viết Giá trị xuất khẩu gỗ có thể giảm khoảng 300 triệu USD do mưa bão. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Các nhà bán lẻ nỗ lực ổn định nguồn cung, kỳ vọng thị trường bùng nổ cuối năm
Cuối năm là thời điểm “vàng” của ngành bán lẻ, khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh để chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết. Để thành công trong mùa mua sắm cuối năm, ngành bán lẻ không chỉ phải chuẩn bị kỹ lưỡng về hàng hóa, mà còn phải triển khai các chiến lược kích cầu, đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam bứt phá, hướng đến kỷ lục 7,2 tỷ USD
Ngành xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang chứng kiến một bước tiến vượt bậc trong năm 2024. Với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng mạnh, lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu rau quả dự kiến đạt mốc 7,2 tỷ USD. Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Tin mới

Mật ong rừng Việt Nam - Tiềm năng lớn cần được khai phá
Mật ong rừng tự nhiên là một trong những sản vật quý giá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Việt Nam. Với hệ sinh thái rừng nhiệt đới phong phú trải dài từ Tây Nguyên, Tây Bắc đến Nam Trung Bộ, mật ong rừng Việt Nam nổi bật với độ tinh khiết và giá trị dinh dưỡng cao.
Xu hướng mua sắm mùa Tết 2025
Trước bối cảnh kinh tế còn khó khăn, các chuyên gia cho rằng, dịp Tết năm 2025, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng tiếp tục là mùa Tết tiết kiệm, đơn giản và thiết thực.
Các nhà bán lẻ nỗ lực ổn định nguồn cung, kỳ vọng thị trường bùng nổ cuối năm
Cuối năm là thời điểm “vàng” của ngành bán lẻ, khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh để chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết. Để thành công trong mùa mua sắm cuối năm, ngành bán lẻ không chỉ phải chuẩn bị kỹ lưỡng về hàng hóa, mà còn phải triển khai các chiến lược kích cầu, đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam bứt phá, hướng đến kỷ lục 7,2 tỷ USD
Ngành xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang chứng kiến một bước tiến vượt bậc trong năm 2024. Với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng mạnh, lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu rau quả dự kiến đạt mốc 7,2 tỷ USD. Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.