0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ tư, 29/05/2024 09:18 (GMT+7)

Xuất khẩu gỗ Việt Nam vượt 4 tỷ USD trong 5 tháng

Theo dõi KT&TD trên

Thống kê của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước đạt hơn 6 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt hơn 6 tỷ USD trong 5 tháng. Ảnh nguồn HAWA
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt hơn 6 tỷ USD trong 5 tháng. Ảnh nguồn HAWA

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến 15/5, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 138,59 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ 2023 (tương đương kim ngạch tăng thêm 19,17 tỷ USD).

Trong đó, 5 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước đạt hơn 6 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Cũng theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, cả 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta đều có tăng trưởng dương gồm: Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc), Ấn Độ, Canada, Australia. Đặc biệt, trong đó có 5 thị trường lớn và có mức tăng ấn tượng nhất là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, ASEAN, Hong Kong (Trung Quốc).

Đáng chú ý, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam và là một trong những thị trường tăng cao nhất với con số đạt trên 20%.

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp ngành gỗ đã nhanh chóng nghiên cứu xu hướng thị trường và chuyển đổi từ gia công xuất khẩu sang thiết kế các mẫu mã mới, đẹp mắt và có chất lượng tốt, được nhiều khách mua hàng quốc tế đánh giá cao. Đây là tín hiệu tốt cho thấy ngành chế biến gỗ và nội thất Việt Nam đang đi đúng hướng, không chỉ nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn từng bước nâng cao vị thế, thương hiệu ngành đồ gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Ghế ngồi là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong nhóm sản phẩm đồ gỗ. (Ảnh nguồn Internet)
Ghế ngồi là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong nhóm sản phẩm đồ gỗ. (Ảnh nguồn Internet)

Tại thị trường Hoa Kỳ, các biện pháp cắt giảm lãi suất đã được triển khai nhằm kích thích tiêu dùng và mở rộng nhu cầu xuất nhập khẩu. Điều này đã thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ tại thị trường này. Đồng thời, khu vực EU cũng đã vượt qua giai đoạn suy thoái, dẫn đến việc các thương nhân tăng nhập khẩu sản phẩm gỗ do lượng tồn kho đã cạn. Do tăng trưởng mạnh về xuất khẩu, đồ gỗ Việt Nam tiếp tục chiếm thị phần lớn tại nhiều thị trường tiêu thụ đồ nội thất gỗ hàng đầu thế giới. Tại thị trường Hoa Kỳ, đồ nội thất gỗ nhập khẩu từ Việt Nam hiện chiếm 40,8% tổng giá trị nhập khẩu đồ nội thất gỗ trong quý 1/2024.

Các doanh nghiệp ngành gỗ cho biết với sự phục hồi của tiêu dùng tại các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu, các đơn hàng xuất khẩu đang tăng, bao gồm cả sản phẩm gỗ. Dự kiến trong quý II và cả năm 2024, xuất khẩu gỗ của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng tốc nhờ vào sự phục hồi của tiêu dùng ở các thị trường này.

Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VIFOREST cho hay do nhu cầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có dấu hiệu hồi phục ở nhiều thị trường, đơn hàng xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp đã có sự phục hồi đáng kể, bằng 80 - 90% so với năm 2022. Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến tháng 8, thậm chí có doanh nghiệp đã nhận đơn hàng đến cuối năm 2024.

“Trong giai đoạn 2010-2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ luôn có tốc độ tăng trưởng cao, mỗi năm tăng 25-45%. Đến năm 2023, xuất khẩu ngành hàng này suy giảm. Tuy nhiên, sang năm 2024, ngành gỗ đã đón những tín hiệu tích cực và đang trở lại quỹ đạo tăng trưởng như thời kỳ hoàng kim”, ông Hoài nhận định.

Hiện, ngành gỗ Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu đến 170 quốc gia trên thế giới, thâm nhập sâu hơn vào các thị trường quan trọng như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và ngày càng hiện diện nhiều hơn tại các thị trường mới nổi như Trung Đông, Ấn Độ... Các doanh nghiệp đang đầu tư công nghệ mới, chuyển đổi kỹ thuật số để phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng tính hiệu quả và năng suất hơn.

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu gỗ Việt Nam vượt 4 tỷ USD trong 5 tháng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Chủ xe tiết lộ 3 lý do xe máy điện VinFast “đáng mua” hơn xe xăng
Thiết kế thời thượng, nhiều tính năng tiên tiến, chi phí sở hữu đã thấp còn thấp hơn với nhiều chính sách ưu đãi như chương trình “Phủ xanh Việt Nam” đang diễn ra (ưu đãi tới 12 triệu đồng),… là những yếu tố khiến nhiều người chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện VinFast.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.
Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Thủy có địa chỉ tại thôn Lệ Xá, xã Vũ Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.