0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 22/02/2024 09:03 (GMT+7)

FLC đặt mục tiêu đạt doanh thu 1.200 tỷ đồng từ bất động sản trong năm 2024

Theo dõi KT&TD trên

CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường và công bố các kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2024.

FLC đặt mục tiêu đạt doanh thu 1.200 tỷ đồng từ bất động sản trong năm 2024.  
FLC đặt mục tiêu đạt doanh thu 1.200 tỷ đồng từ bất động sản trong năm 2024.

Theo đó, năm 2024, FLC vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc và định hình lại các lĩnh vực cốt lõi với ba trụ cột chính: Kinh doanh bất động sản, Kinh doanh nghỉ dưỡng và M&A các dự án để tái cấu trúc các khoản vay và duy trì hoạt động kinh doanh.

Về lĩnh vực bất động sản, FLC sẽ tiếp tục triển khai thi công theo cam kết với khách hàng tại 7 dự án trọng điểm. Bên cạnh đó, tập đoàn có kế hoạch triển khai thi công xây dựng thêm 6 dự án Hilltop Gia Lai, Legacy Kon Tum, FLC Sầm Sơn, Sadec, Quy Nhơn và dự án Quảng Bình.

Tập đoàn cũng sẽ tiếp tục tái cơ cấu lại tài sản theo hướng giữ lại các tài sản chất lượng tốt, khả năng sinh lời cao; chuyển nhượng hoặc hợp tác đầu tư, kinh doanh một số tài sản để đem lại nguồn tài chính cho Tập đoàn.

Kế hoạch doanh thu đặt ra trong năm 2024 cho mảng kinh doanh bất động sản của Tập đoàn FLC là 1.187,2 tỉ đồng.

Về lĩnh vực khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng, FLC sẽ tập trung khai thác vận hành các quần thể nghỉ dưỡng FLC Hạ Long, FLC Sầm Sơn, FLC Quảng Bình, FLC Quy Nhơn để đảm bảo dòng tiền huy trì hoạt động của doanh nghiệp. Song song với đó, công ty sẽ tiến hành tìm kiêm đối tác có tiềm năng, đàm phán phương án hợp tác khai thác vận hành đối với một số hạng mục tại các quần thể.

Kế hoạch doanh thu đặt ra trong năm 2024 cho mảng kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng là 1.213 tỷ đồng.

Kế hoạch doanh thu đặt ra trong năm 2024 cho mảng Kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng của Tập đoàn đạt 1.213 tỷ đồng, lợi nhuận đủ để duy trì bộ máy cũng như thực hiện các cam kết với các bên liên quan khác như Cơ quan nhà nước, Khách hàng, Ngân hàng.

Về các lĩnh vực khác, Tập đoàn FLC sẽ tiếp tục nghiên cứu triển khai hoạt động tại một số các lĩnh vực kinh doanh có khả năng đem lại nguồn thu và lợi nhuận cho Tập đoàn.

Được biết, tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024, đã thống nhất bầu ông Lê Tiến Dũng và ông Ngô Đặng Hoàng Anh là thành viên mới của Hội đồng quản trị (HĐQT), thay cho các thành viên cũ đã từ nhiệm. Theo FLC, cả hai thành viên HĐQT mới đều là những nhân sự cấp cao tại những đơn vị công tác trước đây và được đánh giá là phù hợp với định hướng kinh doanh, tái cấu trúc của FLC trong thời gian tới.

Như vậy, HĐQT mới của FLC có 5 thành viên, bao gồm ông Lê Bá Nguyên – Chủ tịch HĐQT, bà Vũ Đặng Hải Yến – Phó Chủ tịch HĐQT thường trực, bà Trần Thị Hương và các thành viên là ông Lê Tiến Dũng và ông Ngô Đặng Hoàng Anh.

Nhìn lại giai đoạn 2022 - 2023, FLC đánh giá đây là hai năm vô cùng gian nan, thách thức khi doanh nghiệp phải trải qua nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động do bị ảnh hưởng trực tiếp bởi vụ việc của các lãnh đạo cũ.

Công ty đã thực hiện tái cơ cấu, định biên nhân sự điều chỉnh giảm 60% nhân sự cơ hữu, cân bằng tổ chức bộ máy; sáp nhập 50% phòng ban, thành lập mới Ban Kinh doanh và Chiến lược, Phòng Công nghệ thông tin.

Bên cạnh đó, việc dời địa chỉ trụ sở chính từ quận Cầu Giấy sang quận Nam Từ Liêm cũng nằm trong chiến lược tái cơ cấu của FLC, nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh, tiết giảm tối đa chi phí vận hành để tập trung nguồn lực cho các hoạt động đầu tư kinh doanh trong năm 2024.

Việc chuyển trụ sở này đã được thông qua tại Đại hội hôm nay. Trụ sở chính mới của FLC sẽ nằm ở Tòa nhà FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết FLC đặt mục tiêu đạt doanh thu 1.200 tỷ đồng từ bất động sản trong năm 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng uy tín năm 2025
Bảng xếp hạng Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng uy tín năm nay gồm có Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, Tổng Công ty Viglacera - CTCP, Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, Công ty Cổ phần Vicostone...
Gỡ bỏ “rào cản” để kinh tế tư nhân phát triển
Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, phần lớn vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên gặp không ít “rào cản” để mở rộng phát triển như thiếu vốn, thiếu kết nối, thiếu sự đổi mới công nghệ… Thậm chí, không ít doanh nghiệp tư nhân “không muốn lớn”.
"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân
Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI và khu vực hành chính công về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn.
DOJI Group đồng hành Festival Huế 2025
Sự đồng hành của Tập đoàn DOJI không chỉ góp phần nâng cao tầm vóc của Festival Huế 2025, mà còn thể hiện cam kết của doanh nghiệp trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam.

Tin mới

Iki Matcha Tàu Hủ & Iki Matcha Latte – Dấu ấn matcha mới từ KATINAT
Từ lâu, KATINAT đã trở thành một trong những thương hiệu tiên phong trong việc mang đến những trải nghiệm thức uống độc đáo. Với Iki Matcha Tàu Hủ và Iki Matcha Latte, KATINAT không chỉ giới thiệu hai thức uống mới mà còn mở ra một góc nhìn khác về sự kết hợp giữa matcha Nhật Bản và ẩm thực Việt.
Liên tiếp phát hiện số lượng lớn móng giò lợn và chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực kiện ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn về tăng cường công tác nắm tình hình địa bàn, Đội QLTT số 6 cùng các cơ quan phối hợp phát hiện gần hơn 2 tấn móng giò lợn và chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ đang chuẩn bị được đưa đi tiêu thụ.
Giấc mơ an cư: Vì sao giới trẻ ngày càng khó mua nhà?
Giấc mơ sở hữu một căn nhà từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự thành công và ổn định trong cuộc sống. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ hiện nay, giấc mơ này dường như ngày càng xa vời. Vậy đâu là những lý do khiến việc mua nhà trở nên khó khăn đến vậy đối với giới trẻ hiện nay?