0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 30/08/2023 21:24 (GMT+7)

FE Credit chìm trong thua lỗ, nợ phải trả vượt 55.000 tỷ đồng

Theo dõi KT&TD trên

Báo lỗ sau thuế là gần 3.000 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm, Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE Credit) đang ôm khối nợ hơn 55.000 tỷ đồng.

Kinh doanh sa sút vì nợ xấu

Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE Credit) vừa công bố báo cáo tài chính giai đoạn 6 tháng đầu năm 2023 với khoản lỗ sau thuế là 2.996 tỷ đồng, vượt số lỗ ghi nhận trong cả năm 2022 là 2.376 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối quý 2/2023 cũng giảm 35,6% xuống còn 10.250 tỷ đồng. Theo đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) của FE Credit giảm từ 0,9% xuống còn -29,23%.

FE Credit chìm trong thua lỗ nợ phải trả vượt 55000 tỷ đồng

Tiền thân là Khối Tín dụng tiêu dùng trực thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), FE CREDIT đã thành công trong việc chuyển đổi hoạt động Tín dụng tiêu dùng sang một pháp nhân độc lập mới với tên gọi Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (được nhận diện với Thương hiệu FE CREDIT) vào tháng 02/2015.

Tháng 10/2021, VPBank hoàn tất việc bán 49% vốn điều lệ của FE Credit cho Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC (SMBCCF), một công ty con do tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group của Nhật Bản sở hữu 100% vốn. Đồng thời, Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng cũng được đổi tên thành Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC.

Từng là “con gà đẻ trứng vàng” của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), chiếm khoảng 50% thu nhập ròng của ngân hàng hợp nhất. Giai đoạn 2019 - 2020 là thời kỳ kinh doanh đỉnh cao khi Công ty lãi lần lượt 3.590 tỷ và 2.670 tỷ đồng. Lợi nhuận của FE Credit đã tăng trưởng chậm lại kể từ sau đại dịch COVID. Năm 2021, FE Credit vẫn có lãi 312 tỷ đồng, nhưng sang năm 2022 chìm trong thua lỗ với 2.376 tỷ đồng.

FE Credit chìm trong thua lỗ nợ phải trả vượt 55000 tỷ đồng

Theo báo cáo nghiên cứu của VNDirect, kết quả kinh doanh năm 2022 của FE Credit dưới kỳ vọng do nợ xấu nhảy vọt. FE Credit chuyển từ lãi trước thuế 610 tỷ đồng trong 2021 sang lỗ 3.000 tỷ đồng trong 2022.

VNDirect ước tính dư nợ cho vay của FE Credit giảm 2,7% so với cùng kỳ hoặc tăng 3,4% khi tính khoản cho vay 4,570 tỷ đồng mà FE Credit đã bán cho ngân hàng mẹ.

Tổng thu nhập hoạt động tăng nhẹ 1,5% so với cùng kỳ lên 16,7 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí hoạt động và dự phòng lại tăng đáng kể lần lượt 28% và 23%, khiến FE Credit chuyển từ lãi trước thuế 610 tỷ đồng năm 2021 sang lỗ 3.000 tỷ đồng năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu nhảy vọt từ 13,6% vào cuối 2021 lên 20,4% vào cuối 2022.

Trong năm 2022, chi phí trích lập dự phòng FE Credit tăng mạnh đạt 13.681 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước. "Việc số dư cho vay của FE mở rộng nhanh trong giai đoạn trước dịch Covid 19 và tập trung vào sản phẩm cho vay tiền mặt khiến mức độ rủi ro danh mục của FE cao hơn trung bình ngành. Đây là lý do khiến FE Credit chịu ảnh hưởng nặng nề hơn từ nợ xấu và cần nhiều thời gian để hồi phục so với các công ty tài chính khác", báo cáo của Công ty Chứng khoán VCBS nêu.

Nặng gánh lãi trái phiếu

Cũng theo báo cáo vừa công bố, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối quý 2/2023 tăng từ 4,02 lên 5,43, tương đương với nợ phải trả 55.657 tỷ đồng. Hệ số dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu cũng tăng lên mức 23,41%, tương ứng với dư nợ trái phiếu gần 2.400 tỷ đồng, không đổi so với đầu năm.

Tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của pháp luật chuyên ngành giảm từ 16,16% cùng kỳ năm trước xuống còn 13,89%.

Theo dữ liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE Credit) hiện đang lưu hành 21 mã trái phiếu với tổng cộng 6.400 trái phiếu, mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu.

Kỳ hạn trái phiếu đều là 2 năm và lãi suất trái phiếu dao động từ 6,8 - 7,5%/năm. Mục đích sử dụng các đợt chào bán được nêu là nhằm tăng quy mô vốn hoạt động, cụ thể để cấp tín dụng cho khách hàng.

FE Credit chìm trong thua lỗ nợ phải trả vượt 55000 tỷ đồng

Theo công bố của FE Credit, nửa đầu năm 2023, Công ty phải chi trả gốc và lãi của 15 lô trái phiếu với tổng giá trị 3.524 tỷ đồng. Trong đó, tiền thanh toán gốc trái phiếu 3.000 tỷ đồng và tiền lãi trái phiếu đã thanh toán là 524 tỷ đồng.

Theo dữ liệu của HNX, FE Credit mới thực hiện mua lại 4 lô trái phiếu, trong đó 3 lô trái phiếu (1.000 tỷ đồng ) được mua lại trước hạn vào ngày 28/4. FE Credit vẫn còn 4 lô trái phiếu tới hạn trong tháng 7/2023.

Trung Anh

Bạn đang đọc bài viết FE Credit chìm trong thua lỗ, nợ phải trả vượt 55.000 tỷ đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.