0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 21/05/2024 11:23 (GMT+7)

EVN Hà Nội: Doanh thu 'khủng' nhưng lãi nhỏ nhoi, nợ vay hơn 17.500 tỷ đồng

Theo dõi KT&TD trên

Tính đến ngày 31/12/2023, EVN Hà Nội có khoản nợ vay hơn 17.535 tỷ đồng, chiếm gần 78% nợ phải trả. Trong đó, phần lớn là ở vay dài hạn với hơn 14.991 tỷ đồng.

Doanh thu khủng, lãi nhỏ nhoi

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 của Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN Hà Nội) vừa công bố, doanh thu thuần của EVN Hà Nội đạt 52.058 tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước.

Trong đó, doanh thu kinh doanh điện là 51.644 tỷ đồng, tăng 11,3%; doanh thu cung cấp dịch vụ là 150,4 tỷ đồng, tăng 32%. Trong khi đó, doanh thu sản xuất, kinh doanh khác 208,7 tỷ đồng, không biến động so với năm trước.

Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp kỳ này ở mức 48.920 tỷ đồng, tăng 10,8% so với năm trước. Trong đó, phần lớn là giá vốn kinh doanh điện với 48.700 tỷ đồng và giá vốn sản xuất, kinh doanh khác 147 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp của EVN Hà Nội năm qua đạt 3.138 tỷ đồng, tăng 19%.

Doanh thu hoạt động tài chính của EVN Hà Nội năm 2023 hơn 206 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước. Phần lớn trong đó là lãi tiền gửi với 195 tỷ đồng; còn lại là các khoản lãi chênh lệch tỉ giá hối đoái, cổ tức, lợi nhuận được chia.

EVN Hà Nội: Doanh thu 'khủng' nhưng lãi nhỏ nhoi, nợ vay hơn 17.500 tỷ đồng
Doanh thu kinh doanh điện của EVN Hà Nội trong năm 2023 đạt 51.644 tỷ đồng

Trong năm 2023, EVN Hà Nội ghi nhận các khoản chi phí tăng mạnh. Cụ thể, chi phí tài chính ở mức 1.468 tỷ đồng, tăng 27,8% so với năm ngoái. Chiếm phần lớn là chi phí lãi vay với 1.357 tỷ đồng, tăng 29% so với năm trước; lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái 111 tỷ đồng, tăng 15,6% so với năm trước.

Các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí sản xuất-kinh doanh theo yếu tố cũng đồng loạt tăng. Cụ thể, chi phí bán hàng ở mức 813 tỷ đồng, tăng 23%; chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức 1.057 tỷ đồng, tăng 7,7%; chi phí sản xuất-kinh doanh theo yếu tố ở mức 50,7 tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước.

Kết thúc năm 2023, EVN Hà Nội báo lãi sau thuế 26,6 tỷ đồng, giảm 3,3% so với con số 27,5 tỷ đồng năm 2022.

Kết quả trên cho thấy mặc dù ghi nhận doanh thu ở mức rất cao nhưng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này ở mức thấp. Đáng chú ý, trong nhiều năm liền EVN Hà Nội luôn ghi nhận doanh thu trên 40.000 - 50.000 tỷ đồng nhưng lãi luôn duy trì ở mức rất nhỏ so với doanh thu.

Nợ lương và thuế

Trên bảng cân đối kế toán, tại ngày 31/12/2023, tổng tài sản của EVN Hà Nội đạt 33.423 tỷ đồng, tăng 2,3% so với con số đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn hơn 8.308 tỷ đồng và tài sản dài hạn hơn 25.115 tỷ đồng.

Trong đó, EVN Hà Nội có hơn 1,7 tỷ đồng tiền mặt; hơn 436,2 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng và gần 1.423 tỷ đồng các khoản tương đương tiền (đây là khoản tiền gửi có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng bằng VND tại các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng).

Các khoản phải thu ngắn hạn của EVN Hà Nội năm 2023 ở mức 1.158 tỷ đồng, giảm 21% so với hồi đầu năm. Trong đó, phải thu ngắn hạn của khách hàng với 921 tỷ đồng; trả trước cho người bán ngắn hạn 124 tỷ đồng và phải thu ngắn hạn khác 113 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2023, hàng tồn kho của EVN Hà Nội tăng vọt lên 893 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với hồi đầu năm. Chiếm phần lớn là nguyên vật liệu với 853 tỷ đồng; công cụ, dụng cụ 37 tỷ đồng và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hơn 2,8 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tài sản dở dang dài hạn của EVN Hà Nội hiện ở mức 1.281 tỷ đồng, giảm mạnh 37% so với đầu năm. Đây là giá trị xây dựng dở dang tại công trình đường dây và trạm biến áp 110kV Kim Chung (156 tỷ đồng); công trình trạm biến áp 110kV Chương Mỹ và đường dây 110kV Thanh Oai - Chương Mỹ (144 tỷ đồng); và các dự án khác (981 tỷ đồng).

Tổng cộng nguồn vốn của EVN Hà Nội tại ngày 31/12/2023 ở mức 33.423 tỷ đồng. Trong đó, nợ phả trả hơn 22.498 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu hơn 10.925 tỷ đồng.

Trong kỳ, phải trả người bán ngắn hạn của EVN Hà Nội hơn 3.022 tỷ đồng, tăng 3,8% so với hồi đầu năm.

Đáng chú ý, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tính đến 31/12/2023 của EVN Hà Nội hơn 11,8 tỷ đồng, tăng gấp gần 2,8 lần so với đầu năm. Phải trả người lao động lên tới hơn 743,8 tỷ đồng, tăng 17,4% so với con số 633,6 tỷ đồng hồi đầu năm.

EVN Hà Nội: Doanh thu 'khủng' nhưng lãi nhỏ nhoi, nợ vay hơn 17.500 tỷ đồng
Tại ngày 31/12/2023, phải trả người lao động của EVN Hà Nội lên tới hơn 743,8 tỷ đồng, tăng 17,4% so với hồi đầu năm

Hiện khoản nợ vay của EVN Hà Nội năm 2023 ở mức hơn 17.535 tỷ đồng, chiếm gần 78% nợ phải trả. Chiếm chủ yếu ở vay dài hạn với hơn 14.991 tỷ đồng.

Hiện hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của EVN Hà Nội đang gấp hơn 2 lần. Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn nếu lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao.

Trên bảng lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2023 của EVN Hà Nội là 4.841 tỷ đồng; dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư tiếp tục âm 4.207 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước âm 4.045 tỷ đồng; dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính dương 125 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước dương 634 tỷ đồng.

Lưu chuyển tiền thuần trong năm của EVN Hà Nội dương 758 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm 722 tỷ đồng.

Minh Đức

Bạn đang đọc bài viết EVN Hà Nội: Doanh thu 'khủng' nhưng lãi nhỏ nhoi, nợ vay hơn 17.500 tỷ đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
“VinFast chơi lớn số 2 không ai là số 1”
Trên hành trình từ số 0 đến số 1, VinFast liên tục khiến thị trường “choáng” không chỉ bởi những kỷ lục về đơn đặt cọc, doanh số mà còn vì những lần tri ân hào phóng cùng các chính sách hậu mãi chưa từng có tiền lệ.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.