0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 17/04/2025 16:10 (GMT+7)

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Theo dõi KT&TD trên

Việc Công an phá đường dây sữa giả lên tới 573 chủng loại ngay tại Hà Nội đã gây hoang mang dư luận, người dân, đặc biệt là cha mẹ các em. Điều đáng nói, khi có vấn đề xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn điệp khúc “biết rồi khổ lắm, nói mãi” đó là bộ, ngành “tôi” không quản lý.

Xét về quy trình, ngành Kế hoạch và Đầu tư (sở Kế hoạch và Đầu tư) là cơ quan cấp phép; ngành Y tế là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý về chuyên ngành (an toàn và hàm lượng, vi lượng dinh dưỡng); ngành Công Thương quản lý khâu phân phối (thị trường). Tuy nhiên, khi vụ việc bị cơ quan Công an khởi tố, đủ cấu thành tội làm giả đối với 573 mặt hàng sữa bột của Công ty cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma (Công ty Rance Pharma), Công ty cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group (Công ty Hacofood), trả lời báo chí Bộ Công Thương nói đó là trách nhiệm của Bộ Y tế. Còn đại diện Bộ Y tế thì “phân trần” sẽ phối hợp với Công an làm rõ…

Đừng để “cha chung không ai khóc”!
Bộ Công an triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán sữa bột giả với số lượng cực lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. (Ảnh: VTV)

Ở phạm vi bài viết này không đề cập đến “lỗ hổng” luật pháp liên quan đến quy trình và công tác quản lý Nhà nước, mà chỉ bàn thêm về trách nhiệm của các cơ quan từ Y tế, Công Thương, thậm chí đến Giáo dục và Đào tạo.

Cụ thể, theo thông tin từ báo chí và cơ quan điều tra, từ năm 2021, nhiều sản phẩm sữa của hai doanh nghiệp trên không chỉ được tiếp thị tràn lan trên mạng bằng sự tiếp sức của một số “người nổi tiếng”, mà còn “trực tiếp” tuồn vào tận trường học, bệnh viện và các đại lý.

Vấn đề đặt ra, với sản phẩm đặc thù liên quan đến sức khỏe, dinh dưỡng của người dân (đặc biệt trẻ em và người già) liên tục được quảng cáo rầm rộ, được lưu thông, bán buôn và tiếp thị vào tận trường học, bệnh viện mà các cơ quan quản lý Nhà nước (Y tế, Công Thương) không “mẫn cảm” nghề nghiệp tiến hành thanh, kiểm tra. Đơn cử, lớn như Vinamilk, nhưng các sản phẩm sữa cũng không quá nhiều. Vậy khi có đến 573 sản phẩm sữa bột được lưu thông ra thị trường, tiếp thị tràn lan, bán vào học đường, bệnh viện thì ngành Công Thương (Quản lý thị trường) lẽ ra phải lấy các mẫu đưa sang bên Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) tiến hành kiểm tra xem sữa có đảm bảo an toàn và hàm lượng dinh dưỡng hay không? Thậm chí, ngay Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cũng có quyền lấy các mẫu để tự kiểm tra.

Không những thế, ngay cả ngành Giáo dục và Đào tạo khi có những dòng “sữa lạ” tiếp thị vào trường học cũng nên có Công văn xin ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước là Bộ Y tế xem chất lượng có An toàn không? Khi ngành Giáo dục có công văn gửi Bộ Y tế, chắc chắc Bộ sẽ tiến hành kiểm tra mới “dám” trả lời Bộ Giáo dục và Đào tạo về các loại sữa.

Vụ việc đang được cơ quan Cảnh sát điều tra tiến hành làm rõ, song qua vụ việc này, một lần nữa đặt ra vấn đề tính thống nhất trong quản lý Nhà nước, không thể để và lặp lại vấn đề “cha chung không ai khóc” trong quản lý Nhà nước đối với sản phẩm sữa nói riêng, các sản phẩm khác nói chung.

Lê Hà

Bạn đang đọc bài viết Đừng để “cha chung không ai khóc”!. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bùng nổ nhượng quyền đồ uống: Xu hướng nhất thời hay chiến lược dài hạn?
Thị trường đồ uống Việt Nam đang chứng kiến một sự bùng nổ chưa từng có của các mô hình nhượng quyền. Từ những con phố nhỏ ở Hà Nội đến các trung tâm thương mại sầm uất ở Thành phố Hồ Chí Minh, không khó để bắt gặp những thương hiệu trà sữa, cà phê hay nước ép trái cây đang mọc lên như nấm sau mưa.
Thực hiện ngay các giải pháp để ổn định thị trường vàng
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan theo dõi sát tình hình và diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ, ngoại hối, thị trường vàng trong nước và quốc tế để khẩn trương thực hiện ngay các giải pháp theo quy định để ổn định thị trường vàng.