0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ hai, 12/08/2024 06:27 (GMT+7)

Dự báo xuất khẩu gạo năm 2024 vượt mức 5 tỷ USD

Theo dõi KT&TD trên

Thời gian qua, số đơn hàng xuất khẩu tăng, sản xuất lúa gạo ổn định, giá gạo xuất khẩu duy trì đà tăng, doanh thu xuất khẩu gạo cả năm 2024 dự báo vượt mức 5 tỷ USD.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 5,18 triệu tấn gạo với kim ngạch 3,27 tỷ USD, tăng 5,8% về lượng và tăng 25,1% trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Dự báo xuất khẩu gạo năm 2024 vượt mức 5 tỷ USD - Ảnh 1
Đơn hàng tiếp tục tăng, doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt lạc quan với kết quả kinh doanh những tháng cuối năm.

Trước tác động từ lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, giá gạo xuất khẩu thiết lập mặt bằng giá mới theo hướng có lợi cho các quốc gia xuất khẩu gạo lớn, trong đó có Việt Nam. Năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt gần 4,7 tỷ USD, với giá trung bình là 575 USD/tấn, tăng 18,26% so với năm 2022.

Năm 2024, giá xuất khẩu gạo vẫn duy trì ở mức cao. Giá xuất bán trung bình của gạo Việt trong 7 tháng qua đạt 632,2 USD/tấn, tăng 18,2% so với cùng kỳ

Tính đến ngày 15/7/2024, sản lượng lúa thu hoạch của cả nước đạt khoảng 25 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính toán, năm 2024, sản xuất lúa gạo ước đạt khoảng 43,4 triệu tấn thóc, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và có thể dành khoảng 7,6 triệu tấn gạo cho xuất khẩu.

Với xu hướng tăng nhập khẩu gạo của nhiều thị trường lớn, chuyên nhập gạo Việt Nam, như Indonesia, Philippines, Singapore… nhằm phục vụ cho tiêu dùng nội địa là cú hích quan trọng tiếp sức cho hoạt động xuất khẩu gạo trong chặng đường “về đích” năm 2024.

Nhu cầu gạo của các nước trên thế giới, nhất là các khách hàng truyền thống của Việt Nam vẫn ở mức cao và có thể tăng lên. Đây là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu gạo trong những tháng còn lại của năm 2024.

Vừa qua, Cơ quan Hậu cần quốc gia Indonesia công bố kết quả mở thầu tháng 7 với số lượng 320.000 tấn gạo 5% tấm, doanh nghiệp Việt Nam đã trúng 7 trên tổng số 12 gói thầu, tổng số lượng gạo trúng thầu là 185.000 tấn. VinaFood 1 là đơn vị trúng thầu nhiều nhất, với 104.000 tấn.

Bên cạnh đó, có 3 đơn vị trúng mỗi lô thầu 27.000 tấn gồm: Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), Công ty cổ phần Quốc tế Gia, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Vi. Đây là những đơn vị sử dụng gạo có nguồn gốc Việt Nam. Ngoài ra, còn có Công ty Mekong Food của Việt Nam trúng thầu 27.000 tấn, nhưng sử dụng nguồn gạo từ Myanmar.

Thông tin từ các doanh nghiệp cũng cho thấy, xuất khẩu gạo sẽ khởi sắc, bởi nhu cầu nhập khẩu gạo tăng lên từ các khách hàng truyền thống của Việt Nam như Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Ghana, Malaysia, Singapore...

Theo giới phân tích nhận định, bất kỳ quyết định nới lỏng xuất khẩu nào của Ấn Độ cũng có thể giúp hạ nhiệt giá gạo xuất khẩu tại châu Á, theo đó, áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam với các quốc gia xuất khẩu như Thái Lan, Ấn Độ sẽ gay gắt hơn. Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần chủ động giải pháp khi Ấn Độ xuất khẩu trở lại.

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, đặc biệt năm 2023 đã đạt kết quả tích cực khi xuất khẩu tới 8,1 triệu tấn gạo, trị giá gần 4,7 tỷ USD, tăng 14,4% về lượng và tăng 35,3% về kim ngạch so với năm 2022 và là mức cao nhất trong 16 năm qua.Sản xuất lúa gạo năm 2024 tương đối thuận lợi và ổn định. Dự kiến cả năm 2024, xuất khẩu gạo đạt 7,6 triệu tấn, doanh thu trên 5 tỷ USD.

Nguyễn Công

Bạn đang đọc bài viết Dự báo xuất khẩu gạo năm 2024 vượt mức 5 tỷ USD. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Chủ xe tiết lộ 3 lý do xe máy điện VinFast “đáng mua” hơn xe xăng
Thiết kế thời thượng, nhiều tính năng tiên tiến, chi phí sở hữu đã thấp còn thấp hơn với nhiều chính sách ưu đãi như chương trình “Phủ xanh Việt Nam” đang diễn ra (ưu đãi tới 12 triệu đồng),… là những yếu tố khiến nhiều người chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện VinFast.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.
Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Thủy có địa chỉ tại thôn Lệ Xá, xã Vũ Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.