0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 29/08/2023 06:44 (GMT+7)

Đồng Nai: Nhiều vấn đề cần làm rõ tại Khu du lịch Đảo Ó - Đồng Trường

Theo dõi KT&TD trên

Khu du lịch Đảo Ó - Đồng Trường (Đồng Nai) đã tạm ngừng đóng tiền sử dụng đất từ năm 2020, nhưng vẫn được Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Cường Thuận IDICO (Cường Thuận IDICO) khai thác, kinh doanh du lịch.

Hơn nữa, tại Đảo Ó còn xuất hiện nhiều công trình “khủng”. Những vấn đề này đã khiến cho dư luận nghi vấn và cần được làm rõ.

Đồng Nai: Nhiều vấn đề cần làm rõ tại Khu du lịch Đảo Ó - Đồng Trường
Khu du lịch Đảo Ó – Đồng Trường.

Nhiều khúc mắc tại Khu du lịch Đảo Ó – Đồng Trường

Khu du lịch Đảo Ó - Đồng Trường (thị trấn Vĩnh An và xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu), tiền thân thuộc Công an tỉnh Đồng Nai quản lý. Năm 2000, UBND tỉnh Đồng Nai bàn giao cho Công ty Du lịch Đồng Nai quản lý và phát triển du lịch sinh thái.

Tháng 02/2006, Công ty Du lịch Đồng Nai cổ phần hóa, UBND tỉnh Đồng Nai tiếp tục giao Đảo Ó - Đồng Trường cho Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai để kinh doanh nhà hàng, khu vui chơi, khai thác du lịch sinh thái. Tuy nhiên, “Từ năm 2000 - 2016 Khu du lịch Đảo Ó - Đồng Trường kinh doanh liên tục thua lỗ, bến thủy nội địa cũng hết giấy phép và hiện tại chưa được tái cấp phép. Đến năm 2014, tỉnh Đồng Nai, có chủ trương đầu tư Dự án đường dân sinh ven lòng hồ Trị An theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (Dự án BT). Cường Thuận IDICO được chọn làm chủ đầu tư của Dự án”, đại diện Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai nhớ lại.

Đồng Nai: Nhiều vấn đề cần làm rõ tại Khu du lịch Đảo Ó - Đồng Trường
Giấy phép hoạt động của bến thủy nội địa tại Khu du lịch Đảo Ó – Đông Trường cũng là nỗi lo của nhiều người.

Ngày 17/01/2017, Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai và Cường Thuận IDICO đã ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản trên đất tại Khu du lịch Đảo Ó - Đồng Trường. Hợp đồng có trị giá 18.590 tỷ đồng (do Công ty thẩm định giá Trung Tín thực hiện) đã bao gồm 10% thuế VAT.

Theo đó, Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai chuyển quyền thuê đất tại Đảo Ó - Đồng Trường, giao bản gốc của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Đảo Ó - Đồng Trường (gần 240.000m2) cùng các tài sản trên đất, các hồ sơ pháp lý liên quan đến số tài sản được nêu ở hợp đồng này…

Còn Cường Thuận IDICO có trách nhiệm chi trả các khoản chi phí trong việc thực hiện nghĩa vụ ngân sách Nhà nước, đối với phần diện tích đất trên kể từ ngày hai bên ký hợp đồng bàn giao và thực hiện xong công tác bàn giao. Bên cạnh đó, Cường Thuận IDICO còn phải nộp thuế, lệ phí liên quan đến việc chuyển nhượng số tài sản trên.

Cũng theo chia sẻ từ đại diện Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai: “Sau khi thực hiện chuyển giao tài sản trên đất cho Cường Thuận IDICO, Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai đã nhiều lần gửi báo cáo lên Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Đồng Nai, để được hướng dẫn bàn giao cho Cường Thuận IDICO theo hình thức BT, nhưng đến nay chúng tôi vẫn chưa được hướng dẫn. Cũng không hiểu vì lý do gì mà việc đầu tư, chuyển giao theo hình thức BT bị ngừng lại cho đến nay”.

Đến năm 2018, Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai làm văn bản tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước gửi đến UBND tỉnh Đồng Nai. Năm 2019, UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các Sở, ngành tiến hành làm thủ tục thu hồi đất của Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai, để giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh đấu giá hoặc cho thuê đất.

Tuy nhiên, đến nay, theo quan sát của phóng viên, hiện tại Đảo Ó - Đồng Trường vẫn đang được Cường Thuận IDICO khai thác kinh doanh du lịch. Đồng thời trong quá trình kinh doanh, đơn vị này cũng đã tiến hành xây dựng thêm nhiều hạng mục công trình như: Hồ bơi ở đảo nhỏ, sân tập golf 4 lỗ trên đảo lớn và rất nhiều căn nhà gỗ lớn bao quanh bởi các lối đi bằng đường bê tông… Tại đảo lớn, còn có công trình xử lý rác thải tự tạo như đào hố chôn lấp, đốt rác.

Hàng loạt công trình được xây dựng mới có hợp pháp?

Dù phải giao lại mặt bằng và chuyển nhượng tài sản tại Khu du lịch Đảo Ó - Đồng Trường cho Cường Thuận IDICO từ năm 2017 nhưng Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai vẫn phải nộp tiền thuê đất đến năm 2019 với mỗi tháng hơn 57 triệu đồng. Đến năm 2020, Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai đã xin dừng nộp tiền thuê đất tại Khu du lịch Đảo Ó - Đồng Trường với lý do thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Nai thu hồi đất để bàn giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý để tiến hành đấu giá.

Mặc dù, nghĩa vụ nộp tiền thuê đất Khu du lịch Đảo Ó - Đồng Trường đã dừng từ năm 2020 đến nay, nhưng tại đây vẫn đang diễn ra những hoạt động kinh doanh du lịch sôi động, thu hút khách du lịch cùng nhiều dịch vụ thể thao, vui chơi. Vậy, ngân sách Nhà nước có bị thất thu?

Được biết, trước khi được chuyển giao cho Cường Thuận IDICO, Khu du lịch Đảo Ó - Đồng Trường chủ yếu chỉ có cây dầu, cây ăn trái, một vài chòi trên 2 hòn đảo rất phù hợp với du lịch sinh thái. Đến khi chuyển nhượng quyền sử dụng và khai thác Khu du lịch sinh thái Đảo Ó – Đồng Trường cho Cường Thuận IDICO, thì phần lớn diện tích rừng sinh thái được thay thế bởi các công trình “khủng” như: Đường bê tông quanh đảo với bề mặt 2m, hồ bơi khoảng 300m2, nhà hàng lớn bằng gỗ kiên cố, các khu nhà nghỉ, sân golf… phục vụ kinh doanh du lịch. Tại đảo lớn còn có công trình xử lý rác thải tự tạo.

Đồng Nai: Nhiều vấn đề cần làm rõ tại Khu du lịch Đảo Ó - Đồng Trường
Tồn tại nhiều vấn đề nhưng Khu du lịch Đảo Ó – Đồng Trường vẫn hình thành nhiều công trình mới.

Dư luận lại đặt câu hỏi, Khu du lịch Đảo Ó - Đồng Trường đang có nhiều vấn đề về các thủ tục về bàn giao, thu hồi đất thì có được phép xây dựng các công trình “khủng” này không? Các cơ quan quản lý tại Đồng Nai có biết đến sự hiện hữu của các công trình này không? Bến thủy nội địa của đảo đã được cấp phép lại chưa?

Bên cạnh sự thắc mắc về tính pháp lý của các công trình “khủng” tại Khu du lịch Đảo Ó - Đồng Trường, dư luận còn phản đối việc thay đổi cảnh quan sinh thái trên lòng hồ Trị An sẽ làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, giá trị đích thực và sự phát triển bền vững của “khu bảo tồn thiên nhiên” mà lãnh đạo tỉnh Đồng Nai muốn hướng tới.

Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai cần đẩy nhanh quá trình tham mưu cho UBND tỉnh về các vấn đề liên quan đến đất đai tại các dự án đã có chủ trương chuyển đổi mục đích đầu tư, để tránh gây thất thoát ngân sách Nhà nước. Đồng thời, cần nhanh chóng hướng dẫn cho các doanh nghiệp đang bị vướng bởi các thủ tục thu hồi, bồi thường đất tại các dự án đang bị chậm trễ nhiều năm qua để giảm thiệt hại cho doanh nghiệp.

Đồng Nai: Nhiều vấn đề cần làm rõ tại Khu du lịch Đảo Ó - Đồng Trường
Du khách đến vui chơi tại Khu du lịch Đảo Ó – Đồng Trường.

Trước hàng loạt nghi vấn của dư luận, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã liên hệ với Sở Xây dựng Đồng Nai để giải đáp những nghi vấn cho bạn đọc, nhưng hơn một tháng nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được thông tin trả lời của Sở về những vấn đề trên, trong khi mọi hoạt động khai thác du lịch tại Đảo Ó - Đồng Trường vẫn diễn ra tấp nập trong thời gian qua.

Bạn đang đọc bài viết Đồng Nai: Nhiều vấn đề cần làm rõ tại Khu du lịch Đảo Ó - Đồng Trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thanh Trì (Hà Nội): Cần giải quyết dứt điểm đơn kiến nghị tại dự án Khu đấu giá quyền sử dụng đất
Báo điện tử Xây dựng nhận được đơn kiến nghị của ông Nguyễn Đình Hòa trú tại thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) về việc bố ông là thương binh và được phân chia đất ở phía sau chùa Bé là 314m2 đất ở và một sào rưỡi đất ao thuộc diện tích đất ở từ năm 1954.
Phân khu Victoria: Giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và an nhiên
The Victoria, nơi dành cho ai đang muốn tìm kiếm không gian bình yên nhưng không tách biệt với nhịp sống sôi động. Nơi mà không gian sống được đo lường bằng tiêu chuẩn sang trọng nhưng vẫn giữ nguyên sự thoải mái. Đó cũng là nơi mà bất kỳ ai cũng tìm thấy sự đủ đầy trong từng căn hộ tiện nghi.

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.