0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 11/04/2023 13:12 (GMT+7)

Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không Điện Biên đến năm 2030

Theo dõi KT&TD trên

Quy hoạch Cảng hàng không Điện Biên giai đoạn đến năm 2030 với tổng vốn đầu tư hơn 1.547 tỷ đồng, thời hạn hoạt động 50 năm. Dự án có tổng quy mô sử dụng đất khoảng 200,27 ha.

Bộ GTVT vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không Điện Biên giai đoạn đến năm 2030. Tổng vốn đầu tư dự án hơn 1.547 tỷ đồng, thời hạn hoạt động 50 năm.

Theo đó, điều chỉnh quy hoạch các công trình quản lý, điều hành bay: hệ thống đèn tiếp cận, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung, hệ thống hàng rào, quy hoạch sử dụng đất.

Đối với Quy hoạch các công trình quản lý, điều hành bay, hệ thống đèn tiếp cận sẽ trang bị hệ thống đèn cho hướng tiếp cận đầu 35 của đường cất hạ cánh theo cấu hình CAT I, bố trí phù hợp với điều kiện thực tế. Điều chỉnh ranh giới phía đầu 35 của đường cất hạ cánh để bảo đảm hệ thống đèn tiếp cận nằm trong phạm vi ranh giới của cảng.

Đối với Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung, xây dựng đường công vụ đồng bộ với hệ thống tường rào cho toàn cảng hàng không. Điều chỉnh quy hoạch giảm phạm vi tuyến đường công vụ phía Nam khu quân sự; bổ sung tuyến đường công vụ khu vực phía Nam cảng chạy dọc theo đường cất hạ cánh kết nối tới phạm vi đài kiểm soát không lưu hiện hữu.

Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không Điện Biên đến năm 2030 - Ảnh 1
Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không Điện Biên giai đoạn đến năm 2030, với tổng vốn đầu tư dự án hơn 1.547 tỷ đồng.

Hệ thống tường rào bảo vệ xung quanh Cảng hàng không được xây dựng phía ngoài đường công vụ của Cảng.

Về quy hoạch sử dụng đất, tổng nhu cầu sử dụng đất của Cảng hàng không Điện Biên đến năm 2030 khoảng 200,27 ha; gồm: diện tích đất hàng không dân dụng quản lý: 26,82 ha; diện tích đất dùng chung: 145,68 ha; diện tích đất do quân sự quản lý: 27,77 ha.

Trong đó, diện tích đất bổ sung là 0,04 ha và diện tích đất hoàn trả địa phương là 1,16 ha. Phần diện tích đất hoàn trả địa phương này sẽ được bàn giao vào thời điểm phù hợp, sau khi xây dựng đường cất hạ cánh mới và không còn nhu cầu sử dụng đường cất hạ cánh hiện hữu.

Theo quy hoạch, giai đoạn đến năm 2025, sân bay Điện Biên sẽ xây dựng 1 đường lăn rộng 15 m nối đường băng vào sân đỗ máy bay dân dụng mới; xây dựng sân đỗ máy bay bảo đảm đáp ứng tiếp nhận được 4 máy bay, gồm 3 vị trí đỗ máy bay Airbus A320, A321 hoặc tương đương và 1 vị trí đỗ máy bay ATR72 hoặc tương đương, đồng thời tiếp tục sử dụng sân đỗ máy bay hiện hữu.

Theo quyết định phê duyệt, Bộ GTVT giao Cục Hàng không Việt Nam rà soát, hoàn thiện hồ sơ, bản vẽ quy hoạch bảo đảm phù hợp với nội dung quy hoạch được phê duyệt. Đồng thời, cơ quan này sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để quản lý và thực hiện quy hoạch phù hợp quy định hiện hành.

Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, Cục Hàng không Việt Nam và các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát quy hoạch các công trình để đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với nhu cầu khai thác và đầu tư phát triển.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 470/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 với nội dung đầu tư xây dựng mở rộng quy mô đường cất hạ cánh dài 2400m, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật cho các loại máy bay hiện đại như A320, A321.

Đồng thời, cải tạo, mở rộng công suất khai thác nhà ga hành khách hiện hữu từ 300 nghìn khách/năm lên 500 nghìn khách/năm; cải tạo, xây dựng mới các công trình phụ trợ, khu hàng không dân dụng đảm bảo đồng bộ khai thác máy bay A320, A321 và tương đương.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc, đến năm 2030, quy hoạch theo mô hình trục nan với 2 đầu mối chính tại khu vực Thủ đô Hà Nội và khu vực TP.HCM, hình thành 30 cảng hàng không bao gồm:

14 cảng hàng không quốc tế (Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc).

14 cảng hàng không quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo).

2 cảng hàng không quốc nội (Thành Sơn và Biên Hòa) được hình thành từ việc chuyển đổi các sân bay quân sự Thành Sơn và Biên Hòa sang khai thác lưỡng dụng theo mô hình cảng hàng không.

Đến năm 2050, hình thành 33 cảng hàng không, bao gồm: 14 cảng hàng không quốc tế (Vân Đồn, Hải Phòng, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 19 cảng hàng không quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Cao Bằng, Nà Sản, Cát Bi, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Biên Hòa, Thành Sơn và Cảng hàng không thứ 2 phía Đông Nam, Nam Thủ đô Hà Nội).

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không Điện Biên đến năm 2030. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá vàng tăng mạnh và động thái của Ngân hàng Nhà nước
Trong bối cảnh giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh và nhu cầu tín dụng gia tăng vào các tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp can thiệp trên thị trường tiền tệ một cách linh động, nhằm giúp ổn định thanh khoản hệ thống.
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Phiên giao dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Nông sản Việt Nam vươn xa trên sàn thương mại điện tử Trung Quốc
Sự kiện ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc không chỉ là dịp để các doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm mà còn là cơ hội để thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực chế biến, công nghệ, logistics...

Tin mới

Trà xanh: Bí ẩn từ sắc xanh đến hương vị
Màu xanh của trà xanh không chỉ là dấu ấn đặc trưng mà còn phản ánh chất lượng và giá trị dinh dưỡng. Từ sắc tố diệp lục đến kỹ thuật chế biến, bài viết sẽ khám phá nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng, giúp bạn hiểu rõ hơn về loại trà tuyệt vời này.
Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng thị trường khởi sắc trong năm 2025
Sau giai đoạn khó khăn kéo dài, doanh nghiệp BĐS đang đặt nhiều kỳ vọng vào một chu kỳ hồi phục mới trong năm 2025, những tín hiệu tích cực từ chính Hỗ trợ sách của phủ Chính, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và nhu cầu gia tăng về nhà ở và văn phòng cho thuê đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp.
Ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động
Từ đầu tháng 11 tới nay đã có 14 ngân hàng tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn, bao gồm Eximbank, BaoViet Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, Indovina, Viet A Bank, VIB, MB, Agribank, Techcombank, ABBank và VietBank.
Nhà giá rẻ "mất hút" trên thị trường bất động sản Hà Nội
Báo cáo mới đây của OneHousing cho biết, thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới, tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì)...
Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại vào dịp cuối năm
Cuối năm là thời điểm các ngân hàng thường đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn. Năm nay, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm đã quay trở lại sau một thời gian dài lãi suất thấp, mang đến cơ sở hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm kênh đầu tư an toàn.
Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.