0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 12/03/2025 14:22 (GMT+7)

Đề xuất bảo vệ người bán hàng online

Theo dõi KT&TD trên

Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có góp ý Dự thảo đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử.

Đề xuất bảo vệ người bán hàng online
Ảnh minh hoạ.

Theo VCCI, khác so với thị trường truyền thống, TMĐT có mối quan hệ phức tạp hơn với sự đan xen tương tác lẫn nhau của các chủ thể: người bán hàng hóa dịch vụ - sàn thương mại điện tử (TMĐT) - người tiêu dùng - các chủ thể khác (bên vận chuyển, thanh toán…).

Tuy nhiên, các quy định hiện tập trung chủ yếu vào các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tương ứng là trách nhiệm của người bán và sàn TMĐT. Trong khi đó, pháp luật dường như lại bỏ ngỏ quyền và lợi ích của người bán hàng hóa dịch vụ.

Thống kê cho thấy, năm 2024 có 650.000 gian hàng trực tuyến trên các sàn TMĐT phát sinh đơn hàng trên thương mại điện tử. Doanh số của 5 sàn TMĐT hàng hoá phổ biến năm 2024 đạt 318.900 tỷ đồng.

“Hiện tại, người bán hàng trên các sàn TMĐT phần lớn là hộ, cá nhân kinh doanh nhỏ. Họ có thể dễ bị áp đặt các chính sách bất lợi và mất khả năng thương lượng, như thay đổi điều khoản đột ngột, bị đình chỉ hoặc cấm mà không có lý do rõ ràng, hạn chế tiếp cận dữ liệu…", VCCI đánh giá và cho rằng các hành vi này có thể ảnh hưởng bất lợi với cá nhân kinh doanh nhỏ, đưa họ vào tình thế bị động và dần bào mòn nhiệt huyết kinh doanh của họ.

VCCI cho rằng, cần thiết kế chính sách để đảm bảo cân bằng quyền lợi giữa các chủ thể, trong đó có quy định bảo vệ người kinh doanh nhỏ lẻ trên nền tảng TMĐT. Việc này sẽ đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường TMĐT, thúc đẩy các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh nhỏ tiếp tục gia nhập, hoạt động và phát triển trong nền kinh tế số.

"Các chính sách nên tập trung vào tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của sàn TMĐT đối với người bán, đảm bảo khả năng tiếp cận dữ liệu kinh doanh và quyền tự do thương lượng của họ", VCCI góp ý.

VCCI cũng đề xuất cắt giảm thủ tục hành chính, đẩy mạnh sang hoạt động hậu kiểm, đồng thời bãi bỏ hoàn toàn thủ tục thông báo với các website thương mại điện tử bán hàng. Bởi việc lập website TMĐT bán hàng trở nên phổ biến trong thời đại kinh doanh số nhưng hiện phải được cấp phép của Bộ Công Thương nên tạo ra nhiều rào cản.

Ngoài ra, VCCI đề xuất nên xây dựng danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu qua TMĐT, thay vì xác định danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu như dự thảo đang đưa ra.

Tuệ Lâm

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất bảo vệ người bán hàng online. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thực hư lòng se điếu giá bạc triệu 1kg
Video lan truyền trên Internet ghi cảnh chủ quán ăn khoe bộ “lòng se điếu” dài đến hơn 40m đang gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội. Trên nhiều hội nhóm, một kg lòng se điếu được “hét” giá từ 800.000 đến 1 triệu đồng/kg.
Cà phê Việt: Đậm đà bản sắc, vươn tầm quốc tế
Không đơn thuần là một thức uống, cà phê từ lâu đã trở thành một phần trong nhịp sống văn hóa của người Việt. Từ những quán cóc ven đường đến các chuỗi cửa hàng hiện đại, ly cà phê đen đá hay sữa đá luôn gợi nhớ đến sự chân chất, mạnh mẽ, và có phần phóng khoáng của người Việt.
Người tiêu dùng Việt đang ưu tiên điều gì khi mua sắm?
Thị trường tiêu dùng Việt Nam đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây. Sau đại dịch COVID-19, hành vi mua sắm của người Việt đã có nhiều biến chuyển đáng kể, phản ánh không chỉ sự phát triển kinh tế mà còn cả những giá trị văn hóa và xã hội đang dần thay đổi.

Tin mới

Không thu thuế với máy điều hoà có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ để chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy định điều hòa nhiệt độ có công suất trên 18.000 BTU đến 90.000 BTU thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (không thu thuế với máy điều hoà có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU).
Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ
Trước những biến động từ chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, khu vực kinh tế tư nhân cần phát huy mạnh mẽ vai trò động lực tăng trưởng, không chỉ để thích ứng mà còn tạo bước bứt phá trong tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng tự chủ, bền vững và ít phụ thuộc hơn vào các thị trường lớn.