0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 09/05/2024 14:21 (GMT+7)

Dấu hiệu áp lực lạm phát cao trong thời gian tới

Theo dõi KT&TD trên

Nhóm phân tích của WiResearch cho rằng lạm phát đang tập trung vào giá lương thực, xăng dầu, Nhà ở & Vật liệu xây dựng và dịch vụ giáo dục tăng so với mức nền thấp tháng 4/2023.

Trong báo cáo mới công bố, nhóm phân tích của WiResearch cho biết, dấu hiệu về áp lực lạm phát Việt Nam sẽ cao trong thời gian tới, điều này đã thể hiện rõ qua con số.

Cụ thể, tính đến tháng 4/2024, lạm phát tăng lên mức 4,4% (YoY), khá gần với lạm phát trung bình mục tiêu của Chính phủ 4,5%.

Dấu hiệu áp lực lạm phát cao trong thời gian tới - Ảnh 1
Nguồn: WiResearch.

Theo WiResearch, Lạm phát đang tập trung vào giá lương thực, xăng dầu, Nhà ở & Vật liệu xây dựng và dịch vụ giáo dục tăng so với mức nền thấp tháng 4/2023.

Đội ngũ phân tích của WiResearch cho rằng áp lực lạm phát ở Việt Nam tiếp tục duy trì ở trên mức 4% ít nhất là trong quý II/2024.

Sự tăng đột biến này có thể đến từ giá dầu thô sẽ tăng lên mức cao mới – do ảnh hưởng bởi rủi ro địa chính trị toàn cầu (trọng tâm Iran - Israel) và Nga tuyên bố sẽ duy trì cắt giảm sản lượng dầu thô tự nguyện 500 nghìn thùng/ngày, duy trì cho đến hết năm 2024. Như vậy, điều này sẽ tác động không nhỏ đến giá xăng dầu trong nước, khiến chỉ số giao thông tăng đột biến (chiếm 10% rổ CPI).

Ngoài ra, giá điện, giá học phí, chi phí chăm sóc sức khỏe và tăng trưởng tín dụng… cũng sẽ là nguyên nhân tác động đáng kể đến lạm phát.

Trong Báo cáo vĩ mô tháng 4/2024, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng cho rằng, giá điện là yếu tố đáng chú ý với lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2024. Theo đó, cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân sẽ có hiệu lực từ 15/5/2024 dẫn đến quan ngại giá điện có thể sẽ sớm được điều chỉnh.

Cụ thể, kỳ điều chỉnh giá điện tiếp theo có thể diễn ra trong tháng 5/2024 cùng với chi phí sản xuất điện tiếp tục tăng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải huy động nguồn điện chi phí cao để bảo đảm cung ứng điện trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài. Tuy nhiên, do hành động điều chỉnh giá điện luôn gắn với cân đối vĩ mô và Chính phủ vẫn đặt ưu tiên là kiểm soát lạm phát, nên một số ý kiến dự báo, lần tăng giá điện tiếp theo có thể được trì hoãn cho đến khi lạm phát có dấu hiệu quay đầu giảm trở lại.

Trong báo cáo mới đây, Bộ Công Thương cho biết chỉ số giá tiêu dùng trong nước có thể tăng sau khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7 và điều chỉnh giá điện theo cơ chế mới. Điều này đòi hỏi cơ quan quản lý phải chủ động có giải pháp để tránh tình trạng trên.

Báo cáo của Bộ Tài chính cũng cho thấy, công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024 tiếp tục đối mặt với nhiều áp lực do biến động nhanh, phức tạp từ bối cảnh thế giới và khu vực. Xung đột quân sự, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục diễn biến phức tạp, gia tăng các rủi ro về an ninh năng lượng, an ninh lương thực, lạm phát, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu; giá xăng dầu, các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất biến động khó lường.

Trong nước, giá cả thị trường những tháng đầu năm có xu hướng tăng do nhu cầu tăng thời điểm cận Tết và sau Tết Nguyên đán, tương tự như các năm trước. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, CPI bình quân quý I/2024 tăng 3,77%, lạm phát cơ bản tăng 2,81% nhưng nằm trong giới hạn cho phép song cần tiếp tục theo dõi do giá cả nhiều mặt hàng có xu hướng tăng, gia tăng áp lực lạm phát cũng như công tác quản lý, điều hành giá.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Dấu hiệu áp lực lạm phát cao trong thời gian tới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Xu hướng kinh doanh đồ uống: Đâu là mô hình tiềm năng nhất?
Thị trường đồ uống luôn là một lĩnh vực năng động với nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh đồ uống mới, sáng tạo và đầy tiềm năng.
Gen Z và cơn sốt trà: Khi thế hệ trẻ biến thức uống cổ điển thành xu hướng mới!
Gen Z đang biến trà từ một thức uống truyền thống thành xu hướng sành điệu và sáng tạo. Từ trà sữa trân châu đến trà masala chai đậm đà, họ không ngừng thử nghiệm và đổi mới. Không chỉ là một sở thích, trà đã trở thành phong cách sống, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững.
Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Trà sữa cốm trân châu dẻo có gì khiến giới trẻ phát cuồng?
Trà sữa cốm trân châu dẻo là sự kết hợp độc đáo giữa hương cốm thanh mát, vị trà sữa béo ngậy và trân châu mềm dẻo tan trong miệng. Thức uống này không chỉ ngon miệng mà còn mang đậm dấu ấn ẩm thực Việt, chinh phục giới trẻ bằng sự mới lạ và tinh tế.

Tin mới

Giải mã lý do khiến nhà ở xã hội “mỗi nơi một giá”
Ông Chử Văn Hải, Trưởng phòng Phát triển và Quản lý nhà ở xã hội, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, trước đây, nhà ở xã hội giá bán dưới 20 triệu đồng/m2, nhưng hiện nay giá bán đã tăng lên do liên quan dự toán, giá nhân công, chi phí vật liệu đầu vào tăng lên.
Xăng đồng loạt tăng gần 500 đồng/lít trong chiều 3/4
Bộ Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá xăng, dầu chiều 3/4, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giá đồng loạt. Trong đó, xăng E5 RON 92 tăng 341 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 495 đồng/lít; trong khi đó, giá dầu cũng được điều chỉnh tăng đồng loạt ở mức từ 124 - 261 đồng/lít