0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ bảy, 17/08/2024 07:54 (GMT+7)

Đánh thuế đến 100%, DN rượu bia nguy cơ đóng cửa

Theo dõi KT&TD trên

Doanh nghiệp cho rằng, tăng thuế sẽ làm doanh nghiệp rất khó khăn, đối diện rủi ro đóng cửa nhất là các nhà máy nhỏ.

Lộ trình tăng thuế liên tục

Dự thảo Luật thuế TTĐB (sửa đổi) đang được Bộ Tài Chính chủ trì soạn thảo và đang lấy ý kiến rộng rãi với nhiều sửa đổi quan trọng. Đối với ngành đồ uống, Bộ này đưa ra 2 phương án tăng thuế suất thuế TTĐB đối với mặt hàng rượu, bia.

Cụ thể, với mặt hàng rượu từ 20 độ trở lên: phương án 1 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 70%, 75%, 80%, 85%, 90% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030. Phương án 2 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030.

Đánh thuế đến 100%, DN rượu bia nguy cơ đóng cửa
Cân nhắc kỹ về lộ trình tăng thuế.

Với mặt hàng rượu dưới 20 độ: Phương án 1 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 35% lên 40%, 45%, 50%, 55%, 60% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030. Phương án 2 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 35% lên 50%, 55%, 60%, 65%, 70% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030.

Với mặt hàng bia: Phương án 1 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 70%, 75%, 80%, 85%, 90% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030. Phương án 2 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030. Và hiện tại Bộ Tài chính đang nghiêng về phương án 2.

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, đối với 2 phương án lấy ý kiến lần này cần xem xét, đánh giá cẩn trọng và có lộ trình, xem xét lùi thời điểm áp dụng, giãn tiến độ và giảm mức tăng thuế suất đối với ngành rượu, bia trên cơ sở đánh giá toàn diện các tác động trong điều kiện thực tế ở Việt Nam.

Dưới góc nhìn chuyên gia, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam cũng cho rằng, trong chính sách thuế, lộ trình áp dụng rất quan trọng.

"Việc tăng thuế TTĐB cao, liên tục có thể không mang lại hiệu quả cao như mục tiêu của thuế TTĐB đề ra. Tăng thuế không được quá đột ngột và cần có lộ trình để các tổ chức kinh doanh có thời gian chuyển đổi, không ảnh hưởng quá lớn đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ ăn uống, đến thị trường và người lao động trong chuỗi cung ứng liên hoàn này", bà Cúc cho biết.

Cùng chung quan điểm, theo bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cần phải thật cẩn trọng, cân nhắc và khi đưa ra lộ trình tăng thuế.

Bà Thảo dẫn chứng, với lộ trình tăng thuế hàng năm như phương án 2 của dự thảo, tính đến 2030 ngành bia phải chịu mức thuế suất lên tới 100%. Điều này sẽ đem lại tác hại nặng nề, thậm chí có thể ảnh hưởng xấu đến hình ảnh về môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.

Bên cạnh đó, cũng cần rà soát lộ trình tăng thuế sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong bối cảnh chúng ta đã có những công cụ điều chỉnh khác khá hiệu quả như Nghị định 100/2019/NĐ-CP hay Luật Giao thông đường bộ

Doanh nghiệp nguy cơ đóng cửa

Trước lộ trình tăng thuế như trong dự thảo của Bộ Tài chính đưa ra, về phía các doanh nghiệp ngành đồ uống, họ đều mong muốn tốc độ tăng, mức tăng nên được cân nhắc hợp lý hơn để giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, duy trì nguồn thu ngân sách nhà nước lâu dài.

Đánh thuế đến 100%, DN rượu bia nguy cơ đóng cửa
Doanh nghiệp có thể đối diện rủi ro đóng cửa.

Ông Nguyễn Hoàng Giang, Tổng Giám đốc Công ty Thương mại Bia Sài Gòn cho rằng, với lộ trình như đề xuất, doanh nghiệp không nhìn thấy triển vọng tăng trưởng nhanh chóng và sáng sủa cho những năm sắp tới.

"Tăng thuế sẽ làm doanh nghiệp rất khó khăn, đối diện rủi ro đóng cửa, đặc biệt các nhà máy nhỏ. Không những vậy, việc này còn khiến lãng phí nguồn lực xã hội, tổn thất lớn cho người lao động, an sinh xã hội", ông Giang cho hay.

Cũng theo bà Nguyễn Thanh Thùy Linh, Giám đốc pháp chế và tuân thủ Carlberg Việt Nam, việc tăng thuế chỉ nên diễn ra sau 2-3 năm kể từ khi chính sách mới được thông qua.

“Các định hướng về đầu tư mở rộng, hay thuê thêm lao động của doanh nghiệp đều chưa thể quyết định do phải chờ chính sách cuối cùng được phê duyệt. Chúng tôi không biết sẽ phải xây dựng kế hoạch kinh doanh tiếp theo như thế nào", bà Linh nói.

Anh Vũ

Bạn đang đọc bài viết Đánh thuế đến 100%, DN rượu bia nguy cơ đóng cửa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Chủ xe tiết lộ 3 lý do xe máy điện VinFast “đáng mua” hơn xe xăng
Thiết kế thời thượng, nhiều tính năng tiên tiến, chi phí sở hữu đã thấp còn thấp hơn với nhiều chính sách ưu đãi như chương trình “Phủ xanh Việt Nam” đang diễn ra (ưu đãi tới 12 triệu đồng),… là những yếu tố khiến nhiều người chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện VinFast.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.

Tin mới

Viettel là nhà mạng đầu tiên khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão số 3
 Ngày 17/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khôi phục mạng di động chất lượng như trước bão cho chính quyền, quân đội, hàng trăm nghìn người dân trên đảo và ngư dân trên biển tại các huyện đảo, xã đảo Quảng Ninh, Hải Phòng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.