0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 24/12/2024 12:01 (GMT+7)

Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo dõi KT&TD trên

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đang được xem xét sửa đổi nhằm khắc phục các vướng mắc phát sinh, hoàn thiện quy định về chính sách thuế để mở rộng cơ sở thu, bảo đảm tính minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện,

Bảo vệ sức khỏe cộng đồng, môi trường và điều tiết tiêu dùng của xã hội phù hợp xu hướng cải cách thuế của các nước cũng như thực hiện cam kết quốc tế...

Đồng bộ với pháp luật chuyên ngành

Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, quy định các hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để đồng bộ với pháp luật chuyên ngành. Cụ thể, sửa đổi quy định “thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm” thành “thuốc lá theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá bao gồm thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm”.

Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Cần đánh giá tác động kỹ lưỡng khi điều chỉnh chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia. Ảnh: Bảo Thoa

Đồng thời, sửa đổi quy định mặt hàng “rượu”, “bia” thành “rượu theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia”, “bia theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia”. Đồng thời, quy định thuế suất theo tỷ lệ phần trăm tăng theo lộ trình từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030 để đạt mục tiêu tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của WHO.

Cụ thể, với mặt hàng rượu từ 20 độ trở lên, có hai phương án: Phương án 1 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 70%, 75%, 80%, 85%, 90% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030; phương án 2 là tăng lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100%.

Với mặt hàng rượu dưới 20 độ cũng có hai phương án: Phương án 1 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 35% lên 40%, 45%, 50%, 55%, 60% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030; phương án 2 là tăng lên 50%, 55%, 60%, 65%, 70% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030...

Đối với mặt hàng bia, phương án 1 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 70%, 75%, 80%, 85%, 90% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030; phương án 2 là tăng lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.

Chính phủ nghiêng về phương án 2 vì theo phương án này thì giá bán năm 2026 sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2025, và các năm tiếp theo mỗi năm giá bán sẽ tăng 2-3% so với năm trước để đảm bảo giá sản phẩm tăng tương ứng theo mức độ lạm phát và gia tăng thu nhập của các năm tiếp theo. Đồng thời, phương án 2 sẽ có tác dụng giảm khả năng chi trả đối với các sản phẩm rượu, bia mạnh hơn, tác động tốt hơn trong việc giảm tỷ lệ sử dụng rượu, bia và giảm các tác hại liên quan do việc lạm dụng rượu, bia gây ra.

Dự thảo Luật cũng sửa đổi quy định mặt hàng điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống trừ loại theo thiết kế của nhà sản xuất chỉ để lắp trên phương tiện vận tải bao gồm ô tô, toa xe lửa, tàu, thuyền, máy bay.

Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất bán hoặc tổ chức, cá nhân nhập khẩu nhập tách riêng từng bộ phận là cục nóng, hoặc cục lạnh thì hàng hóa bán ra hoặc nhập khẩu (cục nóng, cục lạnh) vẫn thuộc đối tượng chịu thuế như đối với sản phẩm hoàn chỉnh (máy điều hòa nhiệt độ hoàn chỉnh) để luật hoá quy định đang thực hiện ổn định trong thời gian dài.

Đáng quan tâm là dự thảo Luật bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để thực hiện các chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe nhân dân, khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Bộ Y tế.

Đánh giá tác động kỹ lưỡng và toàn diện

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn thành phố Đà Nẵng) cho rằng, cần nghiên cứu mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là đồ uống có đường nói chung thay vì nước giải khát có đường. Vì theo Chiến lược dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, và tầm nhìn đến 2045 và Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 - 2025, đều là áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường.

Đại biểu cũng bày tỏ sự lo ngại về tác dụng ngược của đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường vì có thể khiến người tiêu dùng hiểu lầm rằng, chỉ có nước giải khát có đường mới không được khuyến khích sử dụng. Trong khi đó, trên thực tế, nhiều loại đồ uống có đường khác còn chứa hàm lượng đường cao hơn nước giải khát...

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Đoàn tỉnh Bến Tre) cũng quan tâm đến việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường. Theo đại biểu, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường có thể làm giảm tiêu thụ đồ uống có đường, nhưng không chắc có thể làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm khác.

Do vậy, đề nghị cần đánh giá tác động kỹ lưỡng và toàn diện về tính hiệu quả của việc bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường theo TCVN vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để đảm bảo mục tiêu của chính sách là bảo vệ sức khỏe người dân.

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Đoàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, tốc độ về tăng thuế đối với mặt hàng bia, rượu khiến doanh nghiệp đã đầu tư ở nước ta, nhất là các nhà máy hiện đại mới đầu tư vẫn chưa sử dụng hết công suất sẽ không thể điều chỉnh công suất sản xuất trong thời gian ngắn.

Với sự sụt giảm sản lượng tiêu thụ do yêu cầu về sức khỏe, về an toàn giao thông được áp dụng trong thời gian gần đây, đại biểu Huỳnh Thị Phúc cho rằng, nếu tiếp tục áp dụng trong thời gian tới về thuế suất tiêu thụ đặc biệt thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các nhà máy, người lao động và cả thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Do đó, cần đánh giá tác động, xây dựng lộ trình điều chỉnh thuế suất hợp lý để đủ sức điều tiết tiêu dùng, nhưng cũng không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống việc làm của người lao động.

Phương Thảo

Bạn đang đọc bài viết Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm nổi bật đáng chú ý của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024
Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chính sách thuế tại Việt Nam với sự ra đời và áp dụng Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) mới. Những thay đổi này không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế mà còn hướng tới mục tiêu thúc đẩy sự minh bạch và công bằng trong môi trường kinh doanh.
Kiểm soát các giao dịch liên quan đến tiền ảo
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 139/CĐ-TTg về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng.
Trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang từng bước ổn định và phát triển lành mạnh. Kỳ vọng 2025 thị trường sẽ tiếp tục tăng tốc nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực.

Tin mới

BĐS dòng tiền tại Vinhomes Global Gate dẫn dắt xu hướng đầu tư trong “thập kỷ tăng trưởng mới”
Theo giới chuyên gia, một thập kỷ rực rỡ của thị trường BĐS đã sẵn sàng mở ra từ năm 2025. Ngay ở đầu giai đoạn phát triển mới này, nhà đầu tư đã có thể gặt hái “thành quả trong mơ” ở những giỏ hàng chất lượng như phân khu Cát Tường thuộc Vinhomes Global Gate (Đông Anh, Hà Nội).
Những điểm sáng kinh tế và động lực tăng trưởng của thị trường bất động sản năm 2025
Dự báo về triển vọng tăng trưởng của thị trường bất động sản năm 2025, TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho rằng, năm 2025, thị trường bất động sản sẽ phát triển sôi động hơn năm trước trên mọi phân khúc, dù tốc độ không đồng đều, song cũng chưa có đột phá hoặc bùng phát cực đoan.
Sẽ thu hồi tài sản ở nước ngoài của Mr Pips Phó Đức Nam
Theo cơ quan Công an, liên quan đến vụ án Phó Đức Nam, hiện nay, tổng tất cả các tài sản thu giữ, phong tỏa có giá trị đến nay khoảng hơn 5.300 tỷ đồng. Đồng thời xác định thêm 500.000 USD gửi trong tài khoản mở tại nước ngoài, nhiều tài sản khác đang ở nước ngoài...
Bộ Tài chính đề xuất gia hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030
Bộ Tài chính vừa có đề xuất tiếp tục kéo dài chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm, đến hết ngày 31/12/2030. Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh chính sách hiện hành sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2025. Nếu được Quốc hội thông qua, nghị quyết này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2026.
Cục QLTT Phú Yên tạm giữ 94 chiếc xe đạp điện không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Tổ tuần tra của Đội Cảnh sát trật tự, Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH – Công an tỉnh Phú Yên phối hợp với Đội 3, Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Phú Yên và Đội Quản lý thị trường số 1, thuộc Cục QLTT Phú Yên để tiến hành khám phương tiện vận tải mang biển kiểm soát 89C-097.XX do ông Đ.T.L,
Bao giờ khởi công dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam?
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Bộ đã xây dựng kế hoạch tổng thể. Bao gồm: lựa chọn tư vấn; lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; đấu thầu các gói thầu thi công xây dựng… dự kiến khởi công Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam vào tháng 12/2027.
Cơ hội đầu tư bất động sản trước thềm điều chỉnh bảng giá đất mới
Bảng giá đất mới dự kiến áp dụng từ năm 2026, bất động sản triển vọng thiết lập mặt bằng giá cao hơn đáng kể. Cuối năm 2024 được xem là cơ hội vàng để các nhà đầu tư đi trước đón đầu, sở hữu tài sản giá trị với mức giá tốt, đặc biệt tại những khu vực có tiềm năng phát triển mạnh.
Nhiều điểm nổi bật đáng chú ý của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024
Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chính sách thuế tại Việt Nam với sự ra đời và áp dụng Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) mới. Những thay đổi này không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế mà còn hướng tới mục tiêu thúc đẩy sự minh bạch và công bằng trong môi trường kinh doanh.
Xu hướng ăn uống "lên ngôi" năm 2025
Năm 2025 đang đến gần, kéo theo những làn sóng thay đổi mạnh mẽ trong thế giới ẩm thực. Không chỉ đơn thuần là "ăn no, mặc ấm", con người ngày càng quan tâm đến sức khỏe và tìm kiếm những phương pháp ăn uống khoa học, giúp phòng ngừa bệnh tật và nâng cao chất lượng cuộc sống.