0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 20/10/2024 12:12 (GMT+7)

Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường

Theo dõi KT&TD trên

Vừa qua, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – CIEM (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo nghiên cứu “Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với nước giải khát có đường”.

Hội thảo công bố báo cáo nghiên cứu “Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường”  
Hội thảo công bố báo cáo nghiên cứu “Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường”

Thông qua Hội thảo, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường, từ đó cung cấp thêm các thông tin về những tác động đa chiều và toàn diện hơn của đề xuất nói trên và đề xuất, kiến nghị.

Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (sửa đổi) với việc điều chỉnh một số nội dung quan trọng. Một trong những nội dung chính sách được bổ sung mới tại Dự thảo là “Mở rộng cơ sở tính thuế”, trong đó có quy định: “Bổ sung nước giải khát có đường theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế TTĐB”. Đồng thời, Dự thảo đề xuất áp dụng mức thuế suất 10% do đây là mặt hàng mới.

Tuy nhiên, trong Thuyết minh, cơ quan soạn thảo chưa đánh giá toàn diện các tác động của việc áp dụng các quy định này. Có ý kiến chuyên gia và một số phân tích khoa học cho thấy việc áp thuế TTĐB như tại Dự thảo chưa đảm bảo hiệu quả về điều tiết hành vi tiêu dùng; đồng thời chưa đảm bảo nguyên tắc công bằng của chính sách thuế. Mặt khác, cơ quan soạn thảo cũng chưa có luận giải về cơ sở của việc đề xuất áp dụng thuế suất thuế TTĐB 10% đối với nước giải khát (NGK) có đường.

Theo yêu cầu của Chính phủ (tại Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 28/7/2023), “Đối với chính sách, giải pháp liên quan đến bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, bổ sung thêm cơ sở khoa học, cơ sở thực tế để tăng tính thuyết phục và thống nhất với các luật liên quan”. Đồng thời, Chính phủ nêu rõ “Trong giai đoạn xây dựng dự án Luật, Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng các nội dung đề xuất, bổ sung các đánh giá có tính khoa học, thực tiễn, nhất là về đề xuất bổ sung đối tượng chịu thuế,…; lấy ý kiến rộng rãi, nhất là đối tượng chịu tác động của chính sách;…”.

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA)  
Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA)

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch VBA cho biết: Ngành đồ uống nói chung rất quan trọng trong đó có ngành NGK. Đây là một trong những thức uống thường xuyên sử dụng. Nhờ có chính sách đổi mới từ năm 1993, ngành phát triển tốt. NGK có đường chiếm khoảng 30-35% trong NGK. Nếu áp thuế để giảm béo phì thì NGK không phải nguyên nhân chính mà còn nhiều nguyên nhân khác như các bạn trẻ trẻ lười tập luyện thể dục thể thao, chơi game…cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì.

Nếu cần áp/tăng thuế chúng tôi không phản đối. Trong bối cảnh Việt Nam còn nhiều khó khăn, dựa vào báo cáo thực tiễn của cần đánh giá kỹ lưỡng hơn khi chúng ta đưa ra luật áp dụng vào cuộc sống được hài hòa, để doanh nghiệp phát triển, ông Nguyễn Văn Việt chia sẻ thêm.

TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (CIEM) cho biết, kết quả tính toán cho thấy khi áp thuế TTĐB 10% đối với nước giải khát có đường thì các tác động cụ thể tới ngành nước giải khát như sau: Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp nước giải khát bị co hẹp sau khi tăng thuế; giá trị tăng thêm và giá trị sản xuất của nhóm ngành nước giải khát đều giảm. Trong đó, giá trị tăng thêm giảm 0,772%, tương đương giảm 5.650 tỷ đồng.

Áp dụng đồng thời nhiều công cụ quản lý khác nhau nhằm giảm tiêu dùng nước giải khát có đường như: tuyên truyền, nâng cao kiến thức và giáo dục cộng đồng về dinh dưỡng và lối sống lành mạnh; cập nhật kiến thức, thực hành về phòng, chống thừa cân béo phì", bà Thảo lưu ý.

Đồng thời, việc áp thuế TTĐB này không chỉ tác động tới ngành nước giải khát mà còn tác động tới 24 ngành khác trong quan hệ liên ngành. Hệ quả tác động tới toàn nền kinh tế như sau: Tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế giảm 0,601%; tương đương 55.077 tỷ đồng. Điều này kéo theo sự sụt giảm về GDP ở mức 0,448%, tương đương giảm 42.570 tỷ đồng… Vì thế, nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế trực thu) sụt giảm 2.152 tỷ đồng; kết quả tính toán tác động tới thu nhập của người lao động trong toàn nền kinh tế giảm 0,6%, tương đương giảm 34.534 tỷ đồng… Chưa kể, với các chu kỳ sau, nguồn thu ngân sách tiếp tục giảm.

Tiến sĩ (TS) Nguyễn Minh Thảo - Trưởng Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)  
Tiến sĩ (TS) Nguyễn Minh Thảo - Trưởng Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

Do vậy, nhóm nghiên cứu của CIEM đề xuất cơ quan soạn thảo cần tổ chức tham vấn rộng rãi đối với các đối tượng chịu tác động bởi chính sách; giải trình rõ ràng, minh bạch, công khai đối với các ý kiến góp ý. Đồng thời, việc ban hành mới hay sửa đổi, bổ sung các quy định, chính sách cần thực hiện đánh giá tác động toàn diện, thực chất, dựa trên cơ sở khoa học và minh chứng thuyết phục…

Bà Chu Thị Vân Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho rằng, khi chưa có đầy đủ các đánh giá tác động, VBA kiến nghị xem xét cân nhắc chưa nên bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB tại lần sửa đổi này.

Một số doanh nghiệp cho biết thêm, nếu phân tích chuyên sâu, lượng đường gây ra bệnh béo phì không hoàn toàn đến từ nước giải khát. 5g/100ml không thể là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh béo phì. Trên thị trường có nhiều mặt hàng khác có hàm lượng đường cao như trà sữa, bánh kẹo, bánh trung thu…

Liên quan tới vấn đề áp thuế TTĐB đối với đồ uống có đường, TS. Trần Thị Nhị Hà, Phó trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội cho biết, Ban Dân nguyện cũng nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều về việc có hay không đánh thuế TTĐB đối với đồ uống có đường, trong đó có rất nhiều ý kiến đồng thuận.

“Do vậy, cần phải làm thế nào để đưa ra một quyết định chính xác nhất, một chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn, tình hình kinh tế của Việt Nam, phù hợp với sức khỏe cộng đồng là điều rất quan trọng”, TS. Trần Thị Nhị Hà nhấn mạnh.

Bà Trần Thị Nhị Hà, Phó trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội  
Bà Trần Thị Nhị Hà, Phó trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Bà Hà cũng nhấn mạnh, về nguyên tắc, bên cạnh mục đích thu ngân sách, quan trọng nhất, thuế TTĐB phải hướng tới điều tiết hành vi người tiêu dùng đối với việc sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ gây tác động đến sức khỏe và môi trường.

Với doanh nghiệp ngành đồ uống nói chung và ngành nước giải khát nói riêng, cần nghiên cứu đa dạng hóa, cơ cấu lại sản phẩm của doanh nghiệp; đầu tư, nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới có lợi cho sức khoẻ. Cấu trúc lại hoạt động quản trị, sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp để tiết giảm chi phí, từ đó giúp giảm giá thành sản phẩm, duy trì thị trường.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp còn khó khăn hiện nay, để góp phần dự thảo luật được ban hành hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người tiêu dùng và doanh nghiệp, cũng như góp phần đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội và mục tiêu sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam, các doanh nghiệp ngành đồ uống dựa trên các cơ sở khoa học, thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế và Báo cáo đánh giá tác động toàn diện của đề xuất áp thuế đối với mặt hàng, kiến nghị, các nhà hoạch định chính sách, cơ quan soạn thảo cân nhắc chưa bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml, vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

PV

Bạn đang đọc bài viết Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Đầu tư hơn 363 tỷ đồng vào 3 dự án trọng điểm
Tỉnh Nghệ An vừa thông qua Nghị quyết về việc bổ sung hơn 363 tỷ đồng vào kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách Trung ương. Quyết định này nhằm triển khai ba dự án trọng điểm, bao gồm cả lĩnh vực y tế, hạ tầng cơ bản và phát triển du lịch.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến triển khai xây dựng vào năm 2027, hoàn thành vào năm 2035, với chiều dài 1.541km, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến tổng vốn hơn 67 tỉ USD.
Khám phá lễ hội chè Việt Nam: Nét đẹp văn hóa từ những đồi xanh
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những đồi chè bát ngát mà còn thu hút du khách bởi các lễ hội chè mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương. Những sự kiện này không chỉ tôn vinh người trồng chè mà còn góp phần quảng bá hình ảnh chè Việt trên thị trường quốc tế.

Tin mới

Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK đối với CTCP In Hospitality (Công ty)
Ngày 18/11/2024, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 377/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần In Hospitality (Địa chỉ trụ sở chính: 194 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh), cụ thể như sau:
Cơn sốt trà đặc sản khuấy đảo giới trẻ
Thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của một xu hướng mới: trà đặc sản. Không còn là những ly trà sữa béo ngậy, giới trẻ đang dần chuyển sang ưa chuộng những ly trà nguyên bản, đậm vị, được chế biến từ những dòng trà cao cấp của Việt Nam.