0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 05/08/2024 09:34 (GMT+7)

Nhiều bộ ngành đề xuất bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, song Bộ Tài chính không đồng ý

Theo dõi KT&TD trên

Tham gia góp ý về Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều bộ ngành đề xuất bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, song Bộ Tài chính không đồng ý.

Vừa qua, góp ý Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cơ quan soạn thảo thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng.

Theo VCCI, mặt hàng xăng hiện nay đang phải chịu cùng lúc hai loại thuế có cùng tính chất hạn chế tiêu dùng là thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường.

VCCI cho rằng, xăng không phải mặt hàng xa xỉ, nên việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng cũng là nhằm bảo vệ môi trường. Do đó, đề nghị Quý Cơ quan soạn thảo nghiên cứu bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng. Trong trường hợp cần thiết thì điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường cho phù hợp với mục tiêu của loại thuế này.

Nhiều bộ ngành đề xuất bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, song Bộ Tài chính không đồng ý - Ảnh 1
Nhiều bộ ngành đề nghị bỏ xăng ra khỏi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Cùng góp ý về sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tư pháp cho rằng đối tượng chịu thuế tại dự thảo cơ bản kế thừa luật hiện hành. Do đó, cơ quan soạn thảo cần đánh giá toàn diện hơn để có cơ sở đề xuất loại bỏ một số mặt hàng đang chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ra khỏi đối tượng chịu thuế.

Bộ Tư pháp lấy ví dụ về mặt hàng xăng E5 - E10 là loại nhiên liệu có hàm lượng 5-10% cồn sinh học. Đây là đầu vào của nhiều ngành sản xuất nên việc đánh thuế có thể không còn hợp lý.

“Mục đích của loại thuế này là định hướng tiêu dùng nhưng chưa có mặt hàng thay thế xăng cho ngành sản xuất nên không có lựa chọn”, Bộ Tư pháp nêu quan điểm.

Tương tự, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cũng đề nghị giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng khoáng nhưng có thể xem xét điều chỉnh tăng thuế suất bảo vệ môi trường để phù hợp với mục tiêu đánh thuế.

Hiện thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng với xăng là 10%, xăng E5 8% và xăng E10 là 7%; dầu không phải chịu loại thuế này. Xăng RON 95-III hiện ở mức 22.880 đồng, dầu diesel là 20.320 đồng. Như vậy, trong mỗi lít xăng hiện có hơn 2.000 đồng là thuế tiêu thụ đặc biệt (giá tính trước thuế VAT).

Đồng thời, mỗi lít xăng bán ra cũng đang phải chịu thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng, E5 là 1.900 đồng và dầu diesel 1.000 đồng.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn bảo lưu quan điểm đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, gồm cả xăng sinh học, là phù hợp. Điều này góp phần làm giảm phát thải và định hướng tiêu dùng tiết kiệm và tuân theo thông lệ quốc tế.

Theo Bộ Tài chính, xăng E5, E10 được pha chế theo tỷ lệ tương ứng 95%, 90% xăng RON 92 và 5%, 10% cồn sinh học. Xăng là nhiên liệu gốc hóa thạch, không tái tạo, cần sử dụng tiết kiệm nên hầu hết quốc gia đều thu thuế này.

Để khuyến khích xăng sinh học, thuế suất với loại này thấp hơn xăng khoáng giống như hầu hết quốc gia như Pháp, Đức, Italy, Anh, Hàn Quốc, Australia, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Campuchia, Lào. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt đã quy định thuế suất ưu đãi đối với mặt hàng xăng E5 là 8%, E10 là 7% trong khi xăng khoáng là 10%.

Cơ quan soạn thảo cho biết xăng thuộc đối tượng chịu thuế thiêu thụ đặc biệt từ năm 1995. Năm 2021, nguồn thu từ sắc thuế này với xăng các loại khoảng 9.777 tỷ đồng, gồm cả nhập khẩu và nội địa, chiếm 6,88% tổng thu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Mỗi năm, Việt Nam tiêu thụ 22-23 triệu m3, tấn xăng dầu các loại. Theo số liệu của Bộ Công Thương, nửa đầu năm nay, cả nước tiêu thụ khoảng 13,2 triệu m3/tấn xăng dầu, giảm khoảng 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Nhiều bộ ngành đề xuất bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, song Bộ Tài chính không đồng ý. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Giá vàng hôm nay (20/11): Tăng không ngừng
Hôm nay (20/11): Giá vàng thế giới tăng sát mốc 2630 USD/ounce cao nhất 10 ngày qua, kéo giá vàng trong nước tăng theo. Trong đó, vàng miếng SJC vụt lên 85 triệu đồng, vàng nhẫn trơn cũng tiến sát mức này.

Tin mới

Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK đối với CTCP In Hospitality (Công ty)
Ngày 18/11/2024, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 377/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần In Hospitality (Địa chỉ trụ sở chính: 194 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh), cụ thể như sau:
Cơn sốt trà đặc sản khuấy đảo giới trẻ
Thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của một xu hướng mới: trà đặc sản. Không còn là những ly trà sữa béo ngậy, giới trẻ đang dần chuyển sang ưa chuộng những ly trà nguyên bản, đậm vị, được chế biến từ những dòng trà cao cấp của Việt Nam.