0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 07/06/2025 10:44 (GMT+7)

“Cuộc chiến” dai dẳng với hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử

Theo dõi KT&TD trên

Dù đã bước vào giai đoạn “cao điểm” kiểm soát thị trường, tình trạng hàng giả, hàng nhái vẫn đang len lỏi, thậm chí tràn lan trên nhiều sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn như Shopee, TikTok Shop hay Lazada.

Việc mua bán hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn ngang nhiên diễn ra, bất chấp các nỗ lực kiểm tra, xử lý từ cơ quan chức năng và lời hứa siết chặt của các nền tảng. Thực trạng này đặt ra những thách thức lớn đối với công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và uy tín của các thương hiệu chính hãng.

Báo động những chiêu trò tinh vi

Chỉ cần gõ từ khóa như “đồng hồ Rolex”, “giày Gucci”, “túi LV” trên các sàn TMĐT, người tiêu dùng dễ dàng bắt gặp hàng loạt sản phẩm có giá rẻ bất ngờ, chỉ từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Những món hàng nhái này được quảng cáo như hàng thật với hình ảnh bắt mắt, mô tả hấp dẫn. Trong khi hàng thật có giá hàng triệu đến hàng trăm triệu đồng, các bản sao này chỉ bằng một phần nhỏ giá trị.

“Cuộc chiến” dai dẳng với hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử
Không ít người "biết là hàng nhái nhưng vẫn mua" do tâm lý dùng tạm hoặc chỉ cần giống hàng hiệu. Ảnh minh họa.

Để tránh bị phát hiện, nhiều shop sử dụng các thủ thuật viết sai tên thương hiệu, ví dụ “LV” thành “L V”, “Louis V”, hay "Dior" thành “Dì O”, “D.or”. Một số shop còn không nêu tên thương hiệu trong mô tả nhưng lại dùng hình ảnh logo, bao bì thật để đánh lừa người tiêu dùng.

Việc giao hàng qua bên thứ ba khiến quá trình kiểm soát thêm phức tạp. Sản phẩm thường được đóng gói kỹ, khiến nhãn hiệu chỉ lộ ra khi đến tay người nhận. Nhiều người tiêu dùng, nhất là giới trẻ hoặc người có thu nhập thấp, bị hấp dẫn bởi giá rẻ, đánh giá ảo và ảnh chụp đẹp. Không ít người "biết là hàng nhái nhưng vẫn mua" do tâm lý dùng tạm hoặc chỉ cần giống hàng hiệu.

“Điểm mù” trong quản lý và những hạn chế kỹ thuật

Dù các sàn TMĐT đã triển khai công cụ kiểm duyệt nội dung, cảnh báo tự động để phát hiện hàng giả, thực tế cho thấy những biện pháp này vẫn chưa đủ mạnh. Hàng vi phạm chủ yếu bị phát hiện khi có phản ánh từ người dùng hoặc kiểm tra đột xuất từ cơ quan chức năng.

Gian thương ngày càng tinh vi với nhiều thủ đoạn như thay đổi tên shop, lập tài khoản ẩn danh, bán hàng tồn trong thời gian ngắn rồi biến mất. Điều này khiến các nền tảng rơi vào cuộc rượt đuổi không hồi kết.

Theo các chuyên gia, cần số hóa toàn bộ quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm và minh bạch dữ liệu kiểm tra, xử phạt để người tiêu dùng và doanh nghiệp cùng giám sát. Các sàn TMĐT, đơn vị vận chuyển không thể mãi là “người trung gian vô tội” nếu vẫn để hàng giả tồn tại trên nền tảng của mình.

Hành lang pháp lý hiện hành, dựa chủ yếu vào Nghị định 52/2013/NĐ-CP, đã lỗi thời và thiếu chế tài cụ thể xử lý vi phạm từ các nền tảng. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi, có hiệu lực từ 1/7/2024) đã bổ sung trách nhiệm cho các nhà cung cấp nền tảng, nhưng vẫn cần chế tài đủ mạnh và cơ chế hậu kiểm nghiêm túc để đảm bảo hiệu quả thực thi.

Hướng tới chiến lược minh bạch hóa thị trường

Để giải quyết triệt để tình trạng hàng giả trong TMĐT và logistics, cần một chiến lược đồng bộ từ quản lý đến công nghệ. Một “điểm mù” lớn hiện nay là vai trò của các đơn vị logistics, đặc biệt trong giao nhận hàng xuyên biên giới. Việc truy xuất nguồn gốc, xác minh người gửi hàng vẫn chưa được thực hiện thống nhất.

Giải pháp lâu dài là xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông về hàng hóa, bao gồm mã số mã vạch, chứng nhận kiểm định... giữa các cơ quan như Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Tổng cục Quản lý thị trường, Hải quan... Điều này sẽ giúp tăng khả năng truy xuất nguồn gốc và giảm gian lận.

Doanh nghiệp và thương hiệu chính hãng cũng cần chủ động hơn như công khai thông tin sản phẩm, chứng minh nguồn gốc, phối hợp điều tra khi phát hiện hàng giả. Trường hợp cố tình tiếp tay, bao che cần bị xử lý nghiêm khắc theo luật, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái trên sàn TMĐT chỉ có thể thành công khi có sự phối hợp chặt chẽ từ tất cả các bên: Cơ quan quản lý, nền tảng TMĐT, đơn vị vận chuyển, doanh nghiệp và người tiêu dùng, cùng với đó là ý thức không tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái. Khi đó, môi trường kinh doanh trực tuyến mới thực sự minh bạch, lành mạnh và an toàn cho mọi giao dịch.

T.An(t/h)

Bạn đang đọc bài viết “Cuộc chiến” dai dẳng với hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Treo biển không nhận chuyển khoản vẫn khó “né” được thuế
Gần đây, nhiều hàng quán, quầy dịch vụ đã ngừng treo biển "không nhận chuyển khoản", nhưng đằng sau đó vẫn còn những câu chuyện “né thuế” tinh vi khác. Theo giải thích của luật sư, những chiêu “né thuế” không giúp họ tránh thuế, ngược lại còn có nguy cơ bị xử phạt vì các hành vi “lấp lửng” thu nhập.

Tin mới

Hà Nội: Thu giữ hàng nghìn sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm nhập lậu tại phố Bạch Mai
Lực lượng chức năng thành phố Hà Nội vừa kiểm tra và thu giữ hàng nghìn sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thực phẩm dành cho trẻ em mang các nhãn hiệu nổi tiếng như Altapharma, Hipp, Aptamil, Alete, Nivea… không rõ xuất xứ, được ẩn giấu tinh vi tại số 60 - 62 phố Bạch Mai ( Hai Bà Trưng).
Thái Bình: Khởi tố 02 đối tượng “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm”
Ngày 12/6/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình (PC03) ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Mai (sinh năm 1994, trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) để điều tra làm rõ hành vi “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm” theo Điều 193, Bộ luật hình sự
Chủ xe chọn VF 7 vì hơn hẳn về trang bị và vận hành
Không chỉ gây ấn tượng với thiết kế thể thao, sang trọng, công nghệ vượt trội và khả năng vận hành mạnh mẽ, VF 7 còn chinh phục người dùng nhờ chi phí sở hữu siêu tiết kiệm. Với loạt ưu đãi lên tới hàng trăm triệu đồng, mẫu C-SUV điện của VinFast đang trở thành lựa chọn đáng giá vượt tầm phân khúc.
CTCP Thiết bị Xăng dầu Petrolimex và CTCP Thủy điện Hủa Na bán đấu giá hơn 11 triệu cổ phiếu
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, ngày 2-3/7 tới, HNX sẽ tổ chức hai phiên đấu giá bán cổ phần của hai công ty là CTCP Thiết bị Xăng dầu Petrolimex do Công ty TNHH MTV - Tổng Công ty Xây lắp và TM Petrolimex sở hữu và CTCP Thủy điện Hủa Na do Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam - CTCP sở hữu
“Lá chắn” công nghệ trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái
Trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hoành hành trên mọi mặt trận, từ chợ truyền thống đến sàn thương mại điện tử, từ mặt hàng thiết yếu đến thực phẩm chức năng cao cấp, việc tăng cường ứng dụng công nghệ số được xem là “lá chắn” hiệu quả, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tỷ giá USD hôm nay (14/6): Đồng USD tăng giá
Tỷ giá USD hôm nay (14/6): Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,22%, hiện ở mức 98,14.