0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 30/05/2025 19:57 (GMT+7)

Đề xuất tăng mức phạt tiền với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả

Theo dõi KT&TD trên

Bộ Công Thương vừa có văn bản về việc lấy ý kiến góp ý hồ sơ dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trong dự thảo Nghị định, Bộ Công Thương đề xuất tăng mạnh phạt tiền với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm.

Theo đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200 triệu đồng đồng đối với cá nhân và 400 triệu đồng đối với tổ chức.

Đề xuất tăng mức phạt tiền với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả
Ảnh minh họa.

Đơn cử thay vì phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng, cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt từ 70-100 triệu đồng trong trường hợp làm hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định trên đối với hành vi sản xuất hàng giả hoặc hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hành vi buôn bán hàng giả là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; mỹ phẩm, thiết bị y tế, hoá chất, chất tẩy rửa…

Bên cạnh các biện pháp như phạt tiền, có các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 1 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 1 tháng đến 12 tháng; Tịch thu tang vật vi phạm; tiêu huỷ, đồng thời buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.

P.T

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất tăng mức phạt tiền với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Khoán” mức tiêu thụ xăng dầu theo hãng xe?
Bộ Xây dựng vừa dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về phương tiện giao thông đường bộ, trong đó có quy định hạn mức tiêu thụ nhiên liệu cho các hãng xe dựa trên số lượng ô tô, xe máy sản xuất và bán ra thị trường.

Tin mới

Cơ hội cho sản phẩm OCOP từ sự chuyển hướng tiêu dùng an toàn
Sự gia tăng của các vụ việc liên quan đến thực phẩm giả, kém chất lượng không chỉ đặt ra thách thức cho công tác quản lý thị trường mà còn mở ra cơ hội rõ rệt cho các sản phẩm nông sản chế biến, đặc biệt là sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, tiếp cận rộng rãi hơn tới người tiêu dùng.