0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 07/10/2023 16:40 (GMT+7)

Chuyển đổi số tạo bứt phá cho ngành thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu

Theo dõi KT&TD trên

Việc chuyển đổi số trong ngành thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã giúp các ngư dân, tàu cá, hợp tác xã và doanh nghiệp tạo bứt phá trong thông tin, phát triển hội nhập thế giới nhanh hơn.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để góp phần thực hiện chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, đa dạng hóa thị trường, tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông sản, đặc sản, ngành nông nghiệp, Sở đã phối hợp với các đơn vị liên quan đưa 100% thông tin, hình ảnh các sản phẩm OCOP của tỉnh lên sàn thương mại điện tử, tạo hơn 25.000 tài khoản dữ liệu số và gian hàng thương mại điện tử.

Chuyển đổi số tạo bứt phá cho ngành thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh 1
Nhân viên Văn phòng Đại diện nghề cá cảng Tân Phước (Bà Rịa - Vũng Tàu) kiểm tra giấy tờ theo nhật ký khai thác của tàu cá qua hệ thống giám sát hành trình. (Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu)

Bên cạnh đó, sở hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc bằng tem điện tử thông minh QR code nhằm minh bạch thông tin về nguồn gốc hàng hóa, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của các thị trường xuất khẩu.

Ông Lê Tòng Văn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết, gần một năm nay, sau khi lập nhóm Zalo, công tác kiểm tra, quản lý hoạt động các tàu cá ở huyện Long Điền đã trở nên dễ dàng hơn. Sáng kiến này xuất phát từ xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền - nơi có lượng tàu cá khá lớn hoạt động vùng khơi. Xã đã số hóa công tác quản lý, thông tin bằng việc thành lập nhóm Zalo với gần 300 chủ tàu cá trên địa bàn.

“Cách làm hay này sau đó đã nhanh chóng lan truyền ra khắp tỉnh. Nhờ đó, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã ngăn chặn hiệu quả tình trạng tàu cá vi phạm đánh bắt ở vùng biển nước ngoài, không có vụ việc nào xảy ra. Các vi phạm mất kết nối máy giám sát hành trình cũng giảm hơn 65%”, ông Văn thông tin.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, việc chuyển đổi số trong ngành thủy sản còn được áp dụng ở các cảng cá, cơ quan chức năng trong việc giám sát sản lượng và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác, phục vụ cho công tác xuất khẩu. Tất cả các số liệu, thông tin, hồ sơ tàu cá, xử lý vi phạm đều được cập nhật lên hệ thống dữ liệu nghề cá quốc gia. Đây là một trong những yêu cầu của Đoàn thanh tra châu Âu để gỡ “thẻ vàng” IUU.

Theo ông Trần Văn Dũng, Tổng Giám đốc Công ty CP Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu (Baseafood), công ty đã áp dụng chuyển đổi số trong tất cả các hoạt động trong nội bộ và sản xuất, chế biến xuất khẩu.

Đặc biệt, trong các năm 2020-2021, khi dịch COVID-19 bùng phát, không thể gặp mặt trực tiếp, công ty vẫn có thể cung cấp số liệu, thông tin hình ảnh, chứng nhận, chứng chỉ về ISO, môi trường, quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế… cho các đối tác nước ngoài và giao dịch xuất khẩu qua mạng, ký hợp đồng thương mại điện tử.

Nhờ đó, công ty giảm chi phí, đảm bảo doanh thu trong 2 năm nay, tạo công ăn việc làm, lợi nhuận ổn định cho người lao động.

“Chúng tôi tạo thành nếp họp online, báo cáo online trong nội bộ, các cơ quan chức năng và với cả các đối tác nước ngoài. Trong hoạt động xuẩt khẩu, công ty tăng cường tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước và thế giới, giao dịch điện tử.

Trước đây, chúng tôi phải qua gặp mặt trực tiếp các đối tác thì nay phần lớn có thể thực hiện giao dịch qua mạng, giảm nhiều chi phí đi lại, ăn ở”, ông Dũng cho biết thêm.

Yến Thanh

Bạn đang đọc bài viết Chuyển đổi số tạo bứt phá cho ngành thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Quỹ Nhà ở Quốc gia “tiếp nguồn hy vọng” cho người thu nhập thấp
Bộ Xây dựng hiện đang nghiên cứu, rà soát để đề xuất giải pháp thành lập Quỹ nhà ở quốc gia. Và đến nay, Bộ Xây dựng đã chủ động giao đơn vị chuyên môn khẩn trương nghiên cứu từ các kinh nghiệm quốc tế, rà soát các quy định pháp luật hiện hành và đề xuất giải pháp triển khai.

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.