0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 11/12/2024 11:25 (GMT+7)

Chuyển đổi nền kinh tế tuần hoàn cần sự nỗ lực của toàn xã hội

Theo dõi KT&TD trên

Nền kinh tế tuần hoàn mang đến cơ hội mạnh mẽ để giải quyết những thách thức về phát triển bền vững. Việt Nam phải hành động thật nhanh, gấp rút chuyển đổi từ lập kế hoạch sang hành động.

Chuyển đổi nền kinh tế tuần hoàn cần sự nỗ lực của toàn xã hội
Chuyển đổi kinh tế xanh tuần hoàn là điều kiện tiên quyết trong công cuộc đổi mới đất nước.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên cho biết, trong thời gian qua, Bộ này đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để xây dựng dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Thứ trưởng Trần Quý Kiên cũng khẳng định: Thực hiện kinh tế tuần hoàn là nhiệm vụ liên ngành và là trách nhiệm của toàn xã hội. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo các nguồn lực tài chính, nghiên cứu, phát triển ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thiết bị, đào tạo nguồn lực… Các tổ chức và cá nhân là động lực dẫn dắt thực hiện. Doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong trong đổi mới, sáng tạo mô hình kinh doanh nhằm hình thành một chuỗi giá trị tuần hoàn.

Với xu hướng chung của thế giới, Việt Nam xác định kinh tế tuần hoàn là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, cải thiện năng suất lao động, tạo ra các chuỗi giá trị gia tăng mới, hiệu quả cao, đảm bảo tăng trưởng xanh và hướng tới phát triển bền vững.

Theo đó, phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam ngày càng nhận được sự quan tâm cũng như tham gia, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, bao gồm các tổ chức quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp. Những kinh nghiệm từ thực tiễn thực hiện kinh tế tuần hoàn từ khu vực này đã và đang đóng góp cho việc thúc đẩy chuyển dịch kinh tế tuần hoàn của Việt Nam nói chung.

Chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn 2024 với chủ đề “Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam - Từ kế hoạch đến hành động” được tổ chức ngày 10/12, tại Hà Nội, ông Chana Poomee, Giám đốc cấp cao phát triển bền vững, Tập đoàn SCG cho biết: Thực hiện kinh tế tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng bền vững và gia tăng khả năng phục hồi của môi trường.

"Tại SCG, chúng tôi tận dụng sức mạnh địa phương để giải quyết các thách thức toàn cầu. Chiến lược phát triển bền vững của SCG bắt nguồn từ việc giải quyết các thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu và thiên nhiên. Chúng tôi đã áp dụng phương pháp tiếp cận phục hồi thông qua 3 chiến lược cốt lõi, gồm: Net Zero; Tác động tích cực tới thiên nhiên (Nature Positive), Xã hội hòa nhập (Inclusive Society)", ông Chana Poomee nhấn mạnh.

Cụ thể, với chiến lược Net Zero, SCG đặt mục tiêu giảm 25% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030, tập trung vào các phát triển nhiên liệu thay thế, sản phẩm carbon thấp, hiệu quả năng lượng, năng lượng tái tạo, công nghệ lưu trữ và tái sử dụng carbon (CCUS), bù đắp carbon.

Với chiến lược tác động tích cực tới thiên nhiên, SCG không đơn thuần giảm lượng khí thải mà họ đang chuyển đổi sản xuất, tiêu thụ và tái chế để vừa giảm lượng khí thải carbon ra môi trường vừa khôi phục các hệ sinh thái. Ví dụ, giải pháp Polymer xanh có thể chuyển đổi rác thải nhựa thành vật liệu khác nhau có thể tái chế, tái sử dụng. "Quá trình chuyển đổi này rất quan trọng, cần tận dụng công nghệ để có thể chuyển đổi và đạt hiệu quả sử dụng năng lượng tái tạo", ông Poomee dẫn chứng.

Cuối cùng là chiến lược xã hội hòa nhập, không chỉ tập trung vào quá trình chuyển đổi, SCG còn xem xét đến quyền con người, thúc đẩy an toàn xã hội, sinh kế bền vững trong nền kinh tế carbon thấp.

Theo vị Giám đốc cấp cao này, COP29 tổ chức tại Baku, Azerbaijan tháng 11 vừa qua đã chứng kiến tiến độ tích cực của các quốc gia trong nỗ lực giảm phát thải. Lãnh đạo các quốc gia cùng chung tay giải quyết các vấn đề quan trọng, hướng tới mục tiêu vì một thế giới xanh hơn.

"Cần có sự hợp tác từ tư duy tích cực tới những hành động cụ thể, sự đoàn kết thống nhất từ cơ quan Nhà nước đến cộng đồng doanh nghiệp để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, để Việt Nam hướng tới một tương lai bền vững và thích ứng tốt", ông Poomee nhấn mạnh.

Đặc biệt, lần đầu tiên Việt Nam xây dựng và sẽ cho ra mắt kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn (NAPCE), vạch ra lộ trình hướng tới phát triển bền vững trong dài hạn.

Bà Ramla Khalidi, đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam phát biểu, để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn của Việt Nam, đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam đề xuất 4 con đường chính.

Trước hết, phải tích hợp thiết kế sinh thái vào các chính sách. Các chính sách dựa trên bằng chứng sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn. Con đường thứ hai mà đại diện UNDP đề xuất là Việt Nam nên ưu tiên các ngành then chốt để tích hợp các hoạt động tuần hoàn. Thứ ba, chuyển đổi tuần hoàn nên được lồng ghép vào các cải cách thể chế hiện tại. Các cải cách sâu rộng là rất quan trọng để thúc đẩy đổi mới và thúc đẩy thay đổi.

Cuối cùng, đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn là nỗ lực của toàn xã hội. Theo đó, Việt Nam phải tiếp tục đặt con người và công bằng xã hội vào trung tâm của quá trình chuyển đổi tuần hoàn để đảm bảo quá trình này vừa công bằng vừa bao trùm.

Bạn đang đọc bài viết Chuyển đổi nền kinh tế tuần hoàn cần sự nỗ lực của toàn xã hội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế
Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Tin mới

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế
Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.