0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 12/11/2024 06:54 (GMT+7)

Cho vay bất động sản: Quyền của các ngân hàng, không cấm nhưng phải an toàn

Theo dõi KT&TD trên

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, không có quy định cấm cho vay bất động sản song các ngân hàng đảm bảo nguyên tắc hoạt động, an toàn để làm sao khi người dân rút tiền vẫn sẵn sàng khả năng chi trả.

Tại phiên chất vấn sáng 11/11, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng là 'tư lệnh' ngành đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV. Với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng, Quốc hội tập trung chất vấn việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới nhiều biến động.

Tại phiên chất vấn, đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đồng Nai) thắc mắc: “Qua nghiên cứu, dư nợ bất động sản tại Việt Nam mới chỉ chiếm tỷ lệ 20%, trong khi tại Trung Quốc, có thời điểm dư nợ bất động sản chiếm tới hơn 30%. Như vậy, liệu có còn dư địa để cho vay bất động sản ở Việt Nam hay không?”

Trước chất vấn này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, dư nợ tín dụng đối với bất động sản tại Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 20-21% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, việc các tổ chức tín dụng cấp tín dụng vào lĩnh vực nào và tỷ lệ là bao nhiêu là tùy thuộc vào quyết định của tổ chức tín dụng đó cũng như nguồn vốn mà tổ chức tín dụng huy động.

Cho vay bất động sản: Quyền của các ngân hàng, không cấm nhưng phải an toàn
Thống đốc khẳng định NHNN không có quy định cấm cho vay bất động sản.

“Với mỗi một ngân hàng, huy động của người dân để cho vay, mỗi ngân hàng huy động kỳ hạn khác nhau. Có ngân hàng huy động được nhiều vốn dài hạn, nhưng cũng có đơn vị huy động được vốn ngắn hạn. Do đó, khi cấp tín dụng bất động sản - tín dụng trung dài hạn - thì các ngân hàng phải cân đối”, bà Hồng cho hay.

Thống đốc nhấn mạnh NHNN không có quy định cấm cho vay bất động sản. Thời gian qua, nhiều tổ chức tín dụng cũng đã có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.

Tuy nhiên, lãnh đạo NHNN lưu ý huy động vốn của ngành ngân hàng Việt Nam chủ yếu là ngắn hạn (chiếm đến 80%) nên khả năng cho vay tiếp tục của thị trường bất động sản phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động, đảm bảo an toàn. “Mỗi tổ chức tín dụng phải an toàn và cả hệ thống phải an toàn. Để khi người dân rút tiền vẫn đảm bảo sẵn sàng khả năng chi trả”, Thống đốc nói.

Trước đó, theo Giải trình trước Quốc hội về báo cáo giám sát thị trường bất động sản, tính đến cuối tháng 9/2024, dư nợ cho vay bất động sản đạt 3,15 triệu tỷ đồng, tăng 9,15% so với cuối năm 2023.

Tốc độ này cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng nền kinh tế (9%) và chiếm 20% tổng dư nợ nền kinh tế. Ngoài ra, dư nợ tín dụng bất động sản kinh doanh tăng 16% so với đầu năm, cao hơn so với tín dụng bất động sản tiêu dùng (tăng 4,6%).

Ngoài ra, bức tranh tín dụng bất động sản cũng có nhiều biến động. Cụ thể, tín dụng phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân, tự sử dụng có xu hướng giảm, trong khi dòng vốn chảy vào kinh doanh bất động sản lại tăng mạnh. Điều này cho thấy, sức mua của thị trường đang có phần chững lại, nhu cầu vay để mua nhà ở không còn "nóng" như trước.

Bên cạnh đó, tín dụng vẫn đang tập trung vào các dự án đầu tư xây dựng khi dư nợ tín dụng tăng ở hầu hết các phân khúc, từ khu đô thị, nhà ở, văn phòng, khu công nghiệp đến nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra, hoạt động xây dựng, sửa chữa nhà để bán hoặc cho thuê cũng ghi nhận sự tăng trưởng tín dụng.

Bạn đang đọc bài viết Cho vay bất động sản: Quyền của các ngân hàng, không cấm nhưng phải an toàn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế.

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.