0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 12/05/2024 06:16 (GMT+7)

Cạnh tranh, bỏ thầu, phá giá sẽ có thể dồn các doanh nghiệp xây dựng đến bờ vực phá sản

Theo dõi KT&TD trên

Ngày 11/5, Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam đã tổ chức buổi giao lưu “Cà phê nhà thầu xây dựng” nhằm tạo sự phong phú hơn trong sinh hoạt của Hiệp hội và cùng các thành viên chia sẻ về những vấn đề thiết thực trong hoạt động đầu tư xây dựng mà các bên đều quan tâm.

Cạnh tranh, bỏ thầu, phá giá sẽ có thể dồn các doanh nghiệp xây dựng đến bờ vực phá sản
Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam tổ chức buổi giao lưu “Cà phê nhà thầu xây dựng”.

Tại buổi giao lưu, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam cho biết, tổng đầu tư tư nhân trong thời điểm hiện tại chỉ chiếm khoảng 30% tổng đầu tư toàn xã hội, điều này cho thấy tổng đầu tư xã hội đang sụt giảm so với những năm 2018. Hiện nay, Chính phủ đang thúc đẩy đầu tư công, con số đầu tư công năm 2024 lên tới 642.000 tỷ đồng, vì vậy tổng đồng tư toàn xã hội sẽ không bị sụt giảm, tuy nhiên đầu tư tư nhân đang suy giảm. Từ đầu tư tư nhân suy giảm, các hạng mục công trình đặc biệt có công trình xây dựng dân dụng giảm sút.

Trong bối cảnh năm 2024, thị trường có sự phân hóa rất rõ, những công ty làm về hạ tầng kỹ thuật có nhu cầu vốn tương đối lớn sẽ có “đủ công ăn việc làm”. Thị trường về các công trình hạ tầng kỹ thuật tương đối phong phú, tuy nhiên đầu tư tư nhận giảm khiến phần công trình xây dựng của một số doanh nghiệp lớn cũng giảm sút. Các nhà thầu hạ tầng kỹ thuật không gặp phải vấn đề khó khăn từ thị trường nhưng về đơn giá định mức, đơn giá nhân công gặp nhiều bất cập. Từ đây, Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam đã kiến nghị với Bộ Xây dựng và cho đến nay đã có sự chuyển biến tích cực, trong đó, đáng chú ý, Bộ Xây dựng đã sửa đổi và đang chuẩn bị ban hành Thông tư 12 để điều chỉnh 219 đơn giá định mức trong thi công hạ tầng.

Tháng 4/2024, Hiệp hội đã gửi báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ, trong báo cáo nêu một số vướng mắc của các doanh nghiệp xây dựng, mới đây, theo thông báo, những ý kiến trên đã được Thủ tướng chỉ đạo cho Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu lại những đề xuất, ý kiến của hiệp hội và báo cáo lại trước ngày 20/5.

Ông Dương Văn Cận - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam cho biết, trong suốt 2 năm vừa qua, Hiệp hội nhận được các thông tin của doanh nghiệp gặp khó khăn về công tác định mức đơn giá, nhất là các công trình mới có nhiều công tác chưa có đơn giá. Từ tinh thần đó, Hiệp hội cũng đã có chủ trương kiến nghị ban hành sửa đổ bổ sung các định mức còn đang thiếu, đặc biệt là các mức đấu giá liên quan đến các công trình giao thông hạ tầng kỹ thuật. Hiệp hội cũng đã tổ chức lấy ý kiến của nhiều doanh nghiệp có ý kiến cụ thể. Trên cơ sở các kiến nghị, Thủ tướng đã ra Chỉ thị 02 về vấn đề kiện toàn hệ thống định mức. Hiệp hội đã kiến nghị khoảng gần 100 danh mục công tác, phối hợp Viện Kinh tế xây dựng đi khảo sát một số định mức tại các dự án...

Ông Dương Văn Cận cho biết, Bộ Xây dựng đã sửa đổi và bổ sung Thông tư 12, trong đó có những định mức liên quan đến hạ tầng kỹ thuật công tác làm đường, vận chuyển vật liệu, khoan cọc đất, công tác bê tông... và được dự kiến ban hành trong khoảng tháng 6/2024.

Tại buổi giao lưu, nhiều vấn đề liên quan tới hoạt động đầu tư xây dựng đã được các thành viên trong hiệp hội cùng thảo luận, chia sẻ. Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn cho biết, năm 2024 là năm các dự án mới triển khai không nhiều. Tuy nhiên, vấn đề đang nóng hiện nay là việc cạnh tranh giữa các nhà thầu với nhau, trong đó, các doanh nghiệp xây dựng dân dụng vừa rồi có tình trạng bỏ thầu, phá giá, hiện nay, đối với lĩnh vực xây dựng cầu đường cũng bắt đầu có tình trạng như vậy.

Tham gia cùng thảo luận tại buổi giao lưu, ông Nguyễn Minh Khiêm - Tổng Giám đốc Tổng Công ty 319 cho biết, hiện nay trong vấn đề đấu thầu, chúng ta đang “mạnh ai người nấy chạy”. Một số thủ tục pháp lý được ông Khiêm đưa ra vẫn còn nhiều vướng mắc như: Khó khăn về giải phóng mặt bằng, giá đất địa phương chênh lệch...

“Chúng tôi đấu gói thầu 2.500 tỷ đồng để xây lắp và giảm giá chưa đến 1,4% nhưng vẫn chật vật, đến giờ phút này có thể đi vào công đoạn hoàn thiện của dự án nhưng nếu nói về lợi nhuận cao thì không có. Chúng tôi không vào bằng mọi giá mà vào theo đúng thực lực của mình, trong khi đó hiện nay đơn giá, mặt bằng, xây lắp hiện nay đang ổn định, không có biến động, đặc biệt về sắt, thép... nhưng vẫn chật vật thì đối với các đơn vị khác giảm giá để xây lắp thì làm như thế nào”, ông Nguyễn Minh Khiêm nói.

Từ đây, ông Nguyễn Minh Khiêm cũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp trong Hiệp hội sẽ cùng trao đổi với nhau, nếu vẫn buông nhau và cạnh tranh với nhau thì sẽ rất khó khăn. Ông Khiêm cũng cho biết rất vui và phấn khởi khi Bộ Xây dựng chuẩn bị ban hành Thông tư 12 điều chỉnh 219 đơn giá định mức, đây là mong muốn của các doanh nghiệp xây lắp, giao thông vì vấn đề đơn giá vẫn còn có rất nhiều bất cập.

Ông Nguyễn Khắc Hải – Phó Tổng Giám đốc Công ty Vinaconex nhận định, gói thầu giảm giá quá lớn từ 15% - 25% là thực trạng đáng báo động hiện nay và có thể khiến cho một số doanh nghiệp lao đao, ngành nghề ngày càng “teo tóp”. Theo đó, để giải quyết, ông Nguyễn Khắc Hải nhận định về lợi nhuận định mức doanh nghiệp, chi phí chung trong một gói thầu thì chỉ giảm được một phần trong các chi phí thì mới hợp lý, còn nếu ngoài mức ấy như an toàn chất lượng, an toàn khối lượng, an toàn tất cả các quy trình... thì không hợp lý và như vậy sẽ không được xem xét. Điều này mới duy trì và phát triển đáp ứng được sự phát triển của các ngành nghề.

Theo ông Bùi Khắc Sơn - Chủ tịch Xuân Mai Corp về việc chống phá giá định mức, vai trò của Hiệp hội các nhà thầu Xây dựng Việt Nam cũng phải được thể hiện, hiệp hội cần có một trang thông tin để cảnh báo khi có gói thầu giảm giá bất thường, ngoài ra các đơn vị giảm bất thường sẽ không dễ để phá giá mãi, điều này có thể tạo cái chết rất nhanh cho các doanh nghiệp.

Phát biểu kết thúc buổi giao lưu, ông Nguyễn Quốc Hiệp cho biết sau buổi sinh hoạt, Hiệp hội sẽ tiếp thu và tích cực xử lý những đóng góp, ý kiến phù hợp đã được thảo luận trong buổi giao lưu. Trong thời gian tới, vào khoảng cuối quý III/2024, Hiệp hội sẽ tổ chức Hội thi thợ giỏi của toàn ngành Xây dựng phía Nam. Bên cạnh đó, về công tác và tay nghề đào tạo, Hiệp hội sẽ tham gia cùng Tổng cục dạy nghề của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp chứng chỉ tay nghề toàn quốc, nâng cao chất lượng chuyên môn của công nhân, kỹ thuật hiệp hội, ngoài ra hiệp hội cũng sẽ tích cực xúc tiến chương trình xếp hạng năng lực chuyên môn của các nhà thầu.

Bạn đang đọc bài viết Cạnh tranh, bỏ thầu, phá giá sẽ có thể dồn các doanh nghiệp xây dựng đến bờ vực phá sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
“VinFast chơi lớn số 2 không ai là số 1”
Trên hành trình từ số 0 đến số 1, VinFast liên tục khiến thị trường “choáng” không chỉ bởi những kỷ lục về đơn đặt cọc, doanh số mà còn vì những lần tri ân hào phóng cùng các chính sách hậu mãi chưa từng có tiền lệ.

Tin mới

Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là khẳng định của GS. Yann LeCun, Đại học New York, Giám đốc Khoa học Trí tuệ nhân tạo tại Meta, một trong những người tiên phong đặt nền phóng cho sự phát triển của AI.
Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh: “Bừng tỉnh” sau giấc “ngủ đông”
Sau khoảng thời gian trầm lắng, thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh đang trở lại với những tín hiệu lạc quan. Chính sách hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ và nhu cầu đầu tư tăng cao đang tạo nên nền tảng cho một chu kỳ phát triển mới, mở ra cơ hội vàng cho cả nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Thành phố Hồ Chí Minh: Giải quyết vướng mắc cấp sổ cho 4 dự án nhà ở thương mại
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Toàn Thắng vừa có Thông báo kết luận tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Giấy CNQSDĐ), quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại 4 dự án nhà ở thương mại trên địa bàn Thành phố.
Những nguyên tắc cần biết khi mua nhà, đất
Mua nhà đối với nhiều người là việc chỉ làm 1,2 lần trong đời, bởi vậy, khi quyết định mua nhà, đất cần nắm rõ một số nguyên tắc cơ bản trước khi thanh toán tiền mua nhà, đất để tránh những rủi ro không đáng có.