0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 25/08/2023 11:06 (GMT+7)

Cảnh báo sản phẩm Royal Premium placenta & collagen 30.000 dùng giấy tờ giả mạo để quảng cáo

Theo dõi KT&TD trên

Ngày 24/8, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã phát đi cảnh báo về việc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm Royal Premium placenta & collagen 30.000 giả mạo, khuyến cáo người tiêu dùng không dụng mua và sử dụng sản phẩm này.

Phát hiện Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm Royal Premium placenta collagen 30000 giả mạo
Sản phẩm Royal Premium placenta & collagen 30.000 giả mạo. (Ảnh minh họa).

Theo Cục An toàn thực phẩm, thực hiện công tác hậu kiểm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe và phản ánh của người tiêu dùng hiện nay, trên thị trường xuất hiện sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe ROYAL PREMIUM PLACENTA & COLLAGEN 30.000 được quảng cáo là làm đẹp da, chống lão hoá.

Nhưng, đáng chú ý là sản phẩm này được công bố có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 5537/2023/ĐKSP ngày 3/7/2023 do Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cấp cho Công ty TNHH Công nghệ Dược phẩm Hera (địa chỉ: Tầng 46 Bitexco Financial Tower, số 2 Hải Triều, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh) do Công ty Kotobuki Co.,Ltd (địa chỉ: 9-35 Kaminoboricho, Naka-ku, Hiroshima 730-0014 Japan) sản xuất.

Tuy nhiên, Cục An toàn thực phẩm đã lên tiếng bác bỏ tính hợp pháp của Giấy tiếp nhận đăng ký này.

Phát hiện Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm Royal Premium placenta collagen 30000 giả mạo
Giấy tờ giả mạo được Cục ATTP cảnh báo. (Nguồn: Cục An toàn thực phẩm).

Theo Cục An toàn thực phẩm, qua tra cứu dữ liệu tại Cục, đến thời điểm hiện tại, Cục An toàn thực phẩm không hề cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm cho sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe ROYAL PREMIUM PLACENTA & COLLAGEN 30.000.

Như vậy, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm nêu trên là giả mạo. Khi Giấy đăng ký tiếp nhận bản công bố là giả mạo, thì sản phẩm cũng không thể là thật. Vì vậy, Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với cơ quan chức năng để xử lý vụ việc.

“Trong quá trình xử lý, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không mua và sử dụng sản phẩm nêu trên. Nếu phát hiện sản phẩm lưu thông trên thị trường đề nghị thông báo ngay cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật”, Cục An toàn thực phẩm nhấn mạnh.

Trước đó (ngày 16/8), Cục An toàn thực phẩm cũng đã thông báo về Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và giấy xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm Tiểu đường bà Sáu là giả mạo.

Đại diện Cục An toàn thực phẩm khẳng định Cục không cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 7335/2020/ĐKSP ngày 07/08/2020 và Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 3735/2020/XNQC-ATTP ngày 20/11/2020 cho sản phẩm Tiểu đường Bà Sáu của Nhà thuốc Bà Sáu (địa chỉ: Số 9B tổ 9, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội).

Cục An toàn thực phẩm đã chuyển thông tin vụ việc đến Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05) Công an thành phố Hà Nội./.

Thanh Phong

Bạn đang đọc bài viết Cảnh báo sản phẩm Royal Premium placenta & collagen 30.000 dùng giấy tờ giả mạo để quảng cáo. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho doanh nghiệp kích cầu tiêu dùng
Nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, TP. Hà Nội đang triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung. Dự kiến, mức khuyến mại lên tới hơn 50% của khoảng 1.000 - 2.000 đơn vị tham gia sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, phục hồi và phát triển kinh tế.
An toàn thực phẩm – Lá chắn cho thương hiệu nông sản
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Sản phẩm nông nghiệp không chỉ phải cạnh tranh về chất lượng, giá cả mà còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm.
Thương mại điện tử: Rẻ thật hay chỉ là ảo giác khuyến mãi?
Trong làn sóng số hóa mạnh mẽ của thời đại 4.0, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tiêu dùng của người Việt Nam. Từ những chiếc điện thoại thông minh đến nhu yếu phẩm hàng ngày, tất cả đều có thể được mua sắm chỉ với vài cú click chuột.

Tin mới

"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.