0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ hai, 30/09/2024 18:51 (GMT+7)

Cần tăng cường điều tiết khi thị trường bất động sản có “dấu hiệu bất ổn”

Theo dõi KT&TD trên

Theo các chuyên gia của Vars, điều tiết thị trường bất động sản bằng chính sách pháp luật về tín dụng là một trong những cách thức hữu hiệu, đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định của thị trường bất động sản, tránh những tác động gây bất ổn cho nền kinh tế.

Đây cũng là biện pháp được Chính phủ và cơ quan tài chính nhiều nước trên thế giới áp dụng.

Cần tăng cường điều tiết khi thị trường bất động sản có “dấu hiệu bất ổn”
Điều tiết thị trường BĐS bằng chính sách pháp luật về tín dụng sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định của thị trường BĐS.

Là 1 trong 20 ngành kinh tế cấp 1, xếp thứ 9 về quy mô giá trị, bất động sản (BĐS) là lĩnh vực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Thị trường BĐS không chỉ liên quan trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, mà còn tác động đến sự ổn định xã hội.

Tại Việt Nam, lịch sử cho thấy, BĐS cũng thường được liệt kê là một trong những nguyên nhân chính khiến nền kinh tế gặp khó khăn do các tác động trực tiếp của ngành này và gián tiếp bởi các ngành kinh tế phụ trợ bị ảnh hưởng bởi lĩnh vực quan trọng này như xây dựng, du lịch, tài chính - ngân hàng...

Theo đó, thị trường BĐS tại Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ tình trạng nợ xấu, tồn kho BĐS tăng cao, đến khó khăn trong việc huy động vốn và suy giảm niềm tin của nhà đầu tư.

Các chuyên gia của Vars nhận định: “Những khó khăn này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thị trường mà còn gây ra những hệ lụy lan tỏa đối với toàn bộ nền kinh tế. Do đó, trên cơ sở tôn trọng tối đa các quy luật cung - cầu tự nhiên, việc Nhà nước chủ động tăng cường điều tiết thị trường BĐS khi thị trường có “dấu hiệu bất ổn” là vô cùng cần thiết”.

Luật Kinh doanh BĐS 2023 đã có quy định về cơ chế điều tiết thị trường BĐS tại Điều 79. Nội dung này được làm rõ hơn tại Điều 34 Nghị định 96/2024/NĐ-CP. Theo đó, Bộ Xây dựng căn cứ vào chỉ số giá, chỉ số lượng giao dịch BĐS và các chỉ số, số liệu thống kê về kinh tế - xã hội thuộc các ngành, lĩnh vực khác liên quan đến thị trường BĐS để đánh giá tình hình thị trường BĐS và đề xuất thực hiện điều tiết thị trường. Các biện pháp điều tiết thị trường BĐS được thực hiện khi chỉ số giá giao dịch BĐS có sự biến động tăng hoặc giảm trên 20% trong 3 tháng hoặc thị trường BĐS có các biến động khác ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, theo Vars, để làm được điều này không hề đơn giản.

Trên thế giới, để đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định của thị trường BĐS, tránh những tác động gây bất ổn cho nền kinh tế, Chính phủ nhiều nước đã sử dụng chính sách tín dụng như một công cụ để điều tiết thị trường BĐS. Thông qua việc thắt chặt hoặc nới lỏng tín dụng, Chính phủ có thể kiểm soát giá BĐS, ngăn ngừa bong bóng và đảm bảo sự ổn định của thị trường. Tuy nhiên, sự linh hoạt trong chính sách này tùy thuộc vào từng thị trường và tình hình kinh tế cụ thể của mỗi quốc gia. Kinh nghiệm các nước cho thấy, chính sách pháp luật về tín dụng là một trong những công cụ quan trọng để Chính phủ các nước điều tiết thị trường BĐS.

Trên cơ sở đó, Vars đã đề xuất một số giải pháp về chính sách tín dụng nhằm điều tiết thị trường khi thị trường có sự biến động tăng hoặc giảm trên 20% trong 3 tháng hoặc thị trường BĐS có các biến động khác ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội mà không ảnh hưởng đến nhu cầu mua nhà để ở của người dân.

Thứ nhất là thắt chặt chính sách tín dụng với người đầu cơ. Để giảm số lượng người vay vốn với mục đích đầu cơ hoặc sử dụng đòn bẩy quá cao, các tổ chức tín dụng có thể điều chỉnh giảm hạn mức cho vay thông qua việc điều chỉnh tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản, yêu cầu tỷ lệ thanh toán bằng vốn tự có cao hơn, hoặc áp dụng mức lãi suất cao hơn với những người mua nhà thứ hai trở lên.

Thứ hai là tăng cường giám sát và quản lý tín dụng. Chính phủ có thể áp đặt các quy định về việc kiểm soát chất lượng tín dụng, yêu cầu các ngân hàng phải báo cáo chi tiết hơn về các khoản vay liên quan đến BĐS, từ đó tăng cường giám sát rủi ro. Thiết lập cơ chế tín dụng cho các dự án nhà ở xã hội, ưu tiên cấp vốn cho các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở vừa túi tiền, nhằm giải quyết nhu cầu về nhà ở cho đối tượng có thu nhập thấp.

Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có chính sách nới lỏng tín dụng, bao gồm việc giảm lãi suất và hỗ trợ các khoản vay dài hạn với lãi suất ưu đãi cho người mua nhà lần đầu, hoặc một số đối tượng ưu tiên khác nhằm mục đích ổn định xã hội như vợ chồng trẻ mới kết hôn...

Các chuyên gia của Vars nhận thấy, việc đẩy nhanh công bố chỉ số giá giao dịch BĐS và một số chỉ tiêu ảnh hưởng để có căn cứ xác định thời điểm cần vào cuộc của Nhà nước là điều hết sức cần thiết. Đặc biệt, trước bối cảnh giá bán BĐS đang có nhiều quan ngại như hiện nay.

Để điều tiết thị trường BĐS toàn diện hơn, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho hay, chính sách tín dụng nên kết hợp với việc áp dụng thuế chuyển nhượng BĐS hoặc thuế tài sản. Đồng thời, việc áp dụng các chính sách điều tiết phải lưu ý linh hoạt, đảm bảo ổn định trật tự thị trường BĐS, hạn chế tối đa rủi ro.

Bạn đang đọc bài viết Cần tăng cường điều tiết khi thị trường bất động sản có “dấu hiệu bất ổn”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Người sử dụng đất không có Sổ đỏ có những quyền lợi gì?
Khi thửa đất được cấp Sổ đỏ thì người dân có đầy đủ các quyền của người sử dụng đất như chuyển nhượng, tặng cho, được bồi thường. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết người sử dụng đất không có Sổ đỏ có những quyền lợi gì. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những quyền lợi này.
Hà Nội: Ban hành quy định về cách xác định diện tích đất ở không sổ
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn Thành phố, trong đó tại Điều 11 Quyết định này quy định việc xác định diện tích đất ở khi công nhận quyền sử dụng đất. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 7/10.

Tin mới

Người sử dụng đất không có Sổ đỏ có những quyền lợi gì?
Khi thửa đất được cấp Sổ đỏ thì người dân có đầy đủ các quyền của người sử dụng đất như chuyển nhượng, tặng cho, được bồi thường. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết người sử dụng đất không có Sổ đỏ có những quyền lợi gì. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những quyền lợi này.
Quảng Ninh: Liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều trường hợp sử dụng MXH kinh doanh thuốc lá điện tử
Trong 03 ngày 23 - 25/9/2024, Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công an thành phố Hạ Long kiểm tra, xử lý 04 vụ sử dụng MXH kinh doanh sản phẩm thuốc lá điện tử, phạt tiền 27 triệu đồng, buộc tiêu hủy gần 700 sản phẩm là máy hút thuốc lá điện tử và tinh dầu để hút thuốc lá điện tử
Sân bay Cà Mau được nâng cấp, mở rộng ra sao?
Dự kiến, số tiền bồi thường giải phóng mặt bằng để nâng cấp, mở rộng sân bay Cà Mau lên đến 860 tỷ đồng, sau khi hoàn thành nâng cấp, sân bay đón được các loại tàu bay cỡ lớn như A321 (tối đa hơn 200 khách) hoặc Embraer 195 (124 khách).