0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 06/05/2025 14:00 (GMT+7)

Cần chế tài đủ răn đe để không tái diễn sữa giả, kẹo Kera

Theo dõi KT&TD trên

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều sản phẩm hàng hóa trên thị trường kém chất lượng như sữa, kẹo Kera... là do hậu kiểm yếu, chế tài áp dụng chưa đủ mạnh.

Sáng 6/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Phó Thủ tướng Lê Thành Long thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Cần chế tài đủ răn đe để không tái diễn sữa giả, kẹo Kera- Ảnh 1.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long trình bày tờ trình (Ảnh: Media Quốc hội).

Theo Phó Thủ tướng, dự thảo luật đã quy định theo hướng quản lý chặt chẽ hơn chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong thương mại điện tử.

Thực tiễn cho thấy, việc kinh doanh thương mại điện tử đang phát triển rầm rộ và chiếm tỉ trọng lớn trong việc kinh doanh buôn bán hàng hóa nói chung. Việc bán hàng qua mạng không cần phải có kho chứa trữ hàng hóa, nguồn hàng có thể được lấy từ nhiều nơi khác nhau, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối tượng.

Hiện nay, việc quản lý hoạt động thương mại điện tử được thực hiện theo quy định tại pháp luật về thương mại điện tử (Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn).

Tuy nhiên, tại luật và các văn bản hướng dẫn luật này chưa quy định về nội dung quản lý chất lượng hàng hóa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Do đó, dự thảo luật bổ sung thêm đối tượng bán hàng, cung cấp dịch vụ qua thương mại điện tử.

Tại báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết đa số ý kiến trong Ủy ban cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trong thời gian qua có nhiều sản phẩm hàng hóa được lưu thông trên thị trường nhưng kém chất lượng, điển hình như vụ sữa, kẹo Kera... là do công tác hậu kiểm còn yếu, chế tài áp dụng chưa đủ mạnh, chưa tạo sức răn đe.

Do đó, dự thảo Luật cần sửa đổi, bổ sung quy định về xử lý vi phạm như tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động, thu hồi sản phẩm, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, phương tiện thông tin đại chúng danh sách tổ chức, cá nhân vi phạm về chất lượng sản phẩm hàng hóa để cảnh báo xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu tiếp thu ý kiến nêu trên.

Bạn đang đọc bài viết Cần chế tài đủ răn đe để không tái diễn sữa giả, kẹo Kera. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thực hư lòng se điếu giá bạc triệu 1kg
Video lan truyền trên Internet ghi cảnh chủ quán ăn khoe bộ “lòng se điếu” dài đến hơn 40m đang gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội. Trên nhiều hội nhóm, một kg lòng se điếu được “hét” giá từ 800.000 đến 1 triệu đồng/kg.
Cà phê Việt: Đậm đà bản sắc, vươn tầm quốc tế
Không đơn thuần là một thức uống, cà phê từ lâu đã trở thành một phần trong nhịp sống văn hóa của người Việt. Từ những quán cóc ven đường đến các chuỗi cửa hàng hiện đại, ly cà phê đen đá hay sữa đá luôn gợi nhớ đến sự chân chất, mạnh mẽ, và có phần phóng khoáng của người Việt.
Đã có 256.797 hồ sơ được hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
Thống kê trên hệ thống cơ sở dữ liệu (Big Data) tự động của ngành Thuế đối với hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động, kết quả đến nay, hệ thống đã tạo lệnh cho 256.797 hồ sơ hoàn thuế và gửi điện tử cho Kho bạc Nhà nước để chi hoàn thuế với số tiền trên 1.169 tỷ đồng cho người nộp thuế.
Giá xăng, dầu có thể giảm tiếp trong tuần này?
Giá xăng, dầu có thể tiếp tục giảm trong tuần này khi giá dầu thô trên thị trường thế giới vẫn duy trì xu hướng giảm. Theo dự báo, giá xăng có thể giảm từ 400–550 đồng/lít, còn dầu diesel có thể giảm 600–750 đồng/lít.
Người tiêu dùng Việt đang ưu tiên điều gì khi mua sắm?
Thị trường tiêu dùng Việt Nam đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây. Sau đại dịch COVID-19, hành vi mua sắm của người Việt đã có nhiều biến chuyển đáng kể, phản ánh không chỉ sự phát triển kinh tế mà còn cả những giá trị văn hóa và xã hội đang dần thay đổi.