0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 28/08/2023 11:56 (GMT+7)

Các nhà băng có 91 nghìn tỷ đồng nợ nhiều khả năng mất vốn

Theo dõi KT&TD trên

Mặc dù có sự tăng nhẹ về quy mô, song tỷ trọng nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ của các ngân hàng có xu hướng giảm so với cuối năm 2022.

Theo tổng hợp báo cáo tài chính quý II, tổng quy mô nợ khẳ năng mất vốn (nợ nhóm 5) của 27 ngân hàng trên sàn và Agribank tại thời điểm 30/6 ở mức 91.275 tỷ đồng, tăng 1.713 tỷ so với cuối năm 2022, tương đương tăng 1,9%.

Có thể thấy, dù có xu hướng tăng, song điểm tích cực là tỷ trọng nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ của các ngân hàng đã giảm từ mức 0,9% hồi đầu năm xuống còn 0,86%.

Về quy mô nợ có khả năng mất vốn là Agribank với 18.464 tỷ đồng, dù đã giảm 536 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Nợ nhóm 5 chiếm 1,26% tổng dư nợ cho vay khách hàng của Agribank, mức tỷ trọng cao nhất trong nhóm Big4 và cao hơn khá nhiều so với mức bình quân cả ngành.

Đứng thứ 2 sau Agribank là BIDV có 12.963 tỷ đồng nợ nhóm 5 tại thời điểm cuối quý 2, tăng hơn 10% so với hồi đầu năm. Tốc độ tăng của nợ có khả năng mất vốn nhanh hơn quy mô tổng dư nợ đã kéo tỷ trọng tăng từ 0,77% lên 0,8%.

Nợ có khả năng mất vốn của NCB xếp thứ ba, ở mức 7.384 tỷ đồng. NCB hiện chưa công bố nguyên nhân khiến nợ có khả năng mất vốn tăng vọt trong nửa đầu năm.

Các nhà băng có 91 nghìn tỷ đồng nợ nhiều khả năng mất vốn
Các nhà băng có 91 nghìn tỷ đồng nợ nhiều khả năng mất vốn.

Ngoài 3 ngân hàng nói trên, Top10 nhà băng nhiều nợ nhóm 5 nhất còn có SHB (5.746 tỷ đồng), VietinBank (5.410 tỷ đồng), VPBank (4.990 tỷ đồng), Vietcombank (4.432 tỷ đồng), Sacombank (3.938 tỷ đồng), ACB (2.830 tỷ đồng), LPBank (2.438 tỷ đồng).

Các ngân hàng có ít nợ nhóm 5 nhất là Saigonbank (280 tỷ), Bac A Bank (428 tỷ), Kienlongbank (517 tỷ ). Đây đều là những nhà băng thuộc nhóm có quy mô dư nợ cho vay nhỏ nhất hệ thống.

Sau nửa đầu năm, có 11 ngân hàng giảm được quy mô nợ nhóm 5. Trong đó, Vietcombank, VPBank và SHB là ba ngân hàng giảm được nhiều nhất nhóm nợ này.

Ở chiều ngược lại, có 16 ngân hàng ghi nhận nợ có khả năng mất vốn tăng so với cuối năm 2022. Trong đó, nhiều ngân hàng tăng rất mạnh như NCB (+125%), LPBank (+80%), HDBank (50,5%), Techcombank (+50,3%),…

Xét về tỷ trọng, NCB là ngân hàng có tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ cao nhất hệ thống, lên tới 15,3%. Hai ngân hàng khác cũng có tỷ lệ này ở mức trên 2% tổng dư nợ cho vay là BVBank (2,28%) và VietBank (2,73%).

Các ngân hàng có tỷ lệ nợ nhóm 5 thấp nhất là Techcombank (0,32%), MB (0,36%) và Vietcombank (0,38%).

Thanh Cao

Bạn đang đọc bài viết Các nhà băng có 91 nghìn tỷ đồng nợ nhiều khả năng mất vốn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chính sách hỗ trợ lớn về tài chính đã ngấm vào doanh nghiệp
Giai đoạn vừa qua, nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền cũng như ban hành theo thẩm quyền loạt các giải pháp trong lĩnh vực tài chính nhằm
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Rạng sáng nay 20/11, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước niêm yết giữ 24.293 đồng/USD. Cùng thời điểm, các ngân hàng thương mại chủ yếu chỉ thay đổi giá mua và vẫn giữ giá bán ở 25.507 đồng. Chỉ số USD Index (DXY) đạt 106,37 điểm.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...