0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ bảy, 15/07/2023 07:50 (GMT+7)

Các ngân hàng đồng thuận giảm lãi suất 1,5 - 2 điểm%

Theo dõi KT&TD trên

Các tổ chức tín dụng thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đồng thuận về việc giảm lãi suất tối thiểu từ 1,5 - 2%; đồng thời xem xét giảm phí, lệ phí và các dịch vụ khác,... nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ngày 13/7, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2023 của các tổ chức hội viên.

Tại hội nghị, các tổ chức tín dụng đều bày tỏ sự đồng thuận với lời kêu gọi của Hiệp hội Ngân hàng về việc giảm lãi suất tối thiểu từ 1,5 - 2%; đồng thời xem xét giảm phí, lệ phí và các dịch vụ khác... nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Các ngân hàng đồng thuận giảm lãi suất 15 2 điểm
Các tổ chức tín dụng thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đồng thuận giảm lãi suất 1,5 - 2 điểm%. Ảnh: VNBA

Ngân hàng cắt giảm lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng

Đại diện các ngân hàng cho biết trong thời gian qua ngân hàng đã có nhiều biện pháp để hỗ trợ cho các khách hàng kể cả phải cắt giảm lợi nhuận của mình.

Ông Lê Quang Vinh, Phó Tổng Giám đốc Vietcombank, cho hay trong thời gian qua ngân hàng đã chủ động giảm lãi suất cho khách hàng. Cụ thể, đợt 1, từ đầu năm đến 31/4/2023, giảm 0,5% lãi suất cho khoảng 130.000 khách hàng và đợt 2, từ đầu tháng 5/2023, cũng giảm 0,5% lãi suất cho khoảng 110.000 khách hàng.

Về nhiệm vụ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, ông nhận định đây là một thách thức lớn trong bối cảnh hiện nay. Đại diện Vietcombank kiến nghị Chính phủ cần có chính sách tài khóa hỗ trợ nhiều hơn giúp tăng cầu tín dụng của doanh nghiệp.

Chia sẻ cụ thể hơn về vấn đề này, ông Vinh cho biết hiện Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08 cho phép các đơn vị, trái chủ có thể gia hạn thêm 2 năm nhưng hiện NHNN vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. Do đó, ông kiến nghị NHNN sớm có hướng dẫn về Nghị định số 08 để các tổ chức tín dụng (TCTD) có thể áp dụng.

Ông cũng đề nghị NHNN hướng dẫn làm rõ quy định trong Thông tư 06 mới ban hành với điểm cấm ngân hàng cho vay để gửi tiền (theo định nghĩa thì tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn đều là gửi tiền).

Theo ông Vinh, thực tế các doanh nghiệp bao giờ cũng phải duy trì một lượng thanh khoản bởi vì mỗi lần ngân hàng giải ngân cũng cần độ trễ thời gian để làm thủ tục hồ sơ. Đặc biệt, là doanh nghiệp FDI đều duy trì một lượng tiền gửi rất lớn để duy trì thanh khoản vì khi để mất thanh khoản tương ứng không trả được nợ.

Bên cạnh đó, để các TCTD có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, đại diện nhiều ngân hàngđề nghị xem xét điều chỉnh lại tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn cho phù hợp với thực tế hoạt động của các ngân hàng hiện nay. NHNN nên xem xét hoãn thời hạn áp dụng tỷ lệ 30% thay vì đến hạn ngày 30/9/2023, để các TCTD có thêm nguồn lực hỗ trợ khách hàng.

Đồng thời xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng theo quy định tại Nghị định 31 của Chính phủ và Thông tư 03 của NHNN.

Đề nghị NHNN xem xét lại các quy định áp dụng tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng

Đối với Thông tư 02/2023/TT-NHNN, ông Nguyễn Đình Tùng – Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc OCB đề nghị có cơ chế giãn nợ như thời kỳ COVID-19. Với quy định tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN, ông Tùng đề nghị xem xét điều chỉnh lại tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn cho phù hợp với thực tế hoạt động của các ngân hàng hiện nay. Đồng thời, NHNN nên xem xét hoãn thời hạn áp dụng tỷ lệ 30% thay vì đến hạn ngày 30/9/2023, để các TCTD có thêm nguồn lực hỗ trợ khách hàng.

Tuy nhiên, để các tổ chức tín dụng có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, đại diện TPBank đề nghị NHNN xem xét lại các quy định áp dụng tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN cho phù hợp thực tiễn; cùng với đó là xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng theo quy định tại Nghị định 31 của Chính phủ và Thông tư 03 của NHNN. Đối với Thông tư 02/2023/TT-NHNN, đề nghị xem xét kéo dài thời gian áp dụng, thay vì chỉ 12 tháng như hiện nay.

Kết luận hội nghị TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp, kế hoạch nhằm hỗ trợ tích cực cho các tổ chức hội viên. Trong 6 tháng cuối năm, sẽ tăng cường và đẩy mạnh công tác đào tạo, hội viên, truyền thông… góp phần lan tỏa hình ảnh và các kết quả tích cực của các TCHV…

Phó Chủ tịch -Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng cho biết thêm, sẽ tập hợp các đề xuất/kiến nghị tháo gỡ khó khăn được nêu ra tại hội nghị, để báo cáo tới Thủ tướng Chính phủ và Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước.

Trung Anh (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Các ngân hàng đồng thuận giảm lãi suất 1,5 - 2 điểm%. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

HoREA: Đề xuất chỉ áp thuế 6% với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê
Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đáng chú ý, trong đó, HoREA đề xuất doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê được áp dụng thuế suất 6% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.