0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 18/04/2025 06:47 (GMT+7)

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập

Theo dõi KT&TD trên

Ngày 17/4, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã cung cấp thông tin cho báo chí liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống thuốc giả.

Theo đó, ngay sau khi nhận được thông tin Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc; bắt giữ 14 đối tượng về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản hỏa tốc gửi Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đề nghị phối hợp chặt chẽ với Cơ quan công an đấu tranh làm rõ, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật và triệt để thu hồi các thuốc do đối tượng làm giả đã đưa ra thị trường.

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Thuốc giả và tang vật bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ. (Ảnh: Báo Nhân dân)

Thông tin ban đầu của Sở Y tế Thanh Hóa và các đơn vị chức năng, chưa phát hiện thấy các sản phẩm nêu trên tại các cơ sở khám chữa bệnh. Các sản phẩm do các đối tượng làm giả không xâm nhập được vào hệ thống các bệnh viện công lập do không có giấy tờ, chứng từ để tham gia đấu thầu. Các sản phẩm giả này chủ yếu được bán trên mạng; tại kênh bán lẻ.

Trong số 21 loại sản phẩm đã bị cơ quan Công an bắt giữ có 4 loại giả thuốc tân dược (gồm: 44 hộp Tetracyclin, 40 hộp Clorocid, 49 hộp Pharcoter, 52 hộp Neo-Codion); còn lại là 39.323 hộp gồm 17 loại sản phẩm giả nghi là thuốc đông dược, sản phẩm có nhãn ghi mục đích sử dụng như thuốc chữa bệnh.

Thuốc chữa bệnh là loại hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người bệnh; do vậy yêu cầu quản lý nghiêm ngặt. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán, sử dụng thuốc phải tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt được quy định tại Luật Dược và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Hành vi sản xuất, kinh doanh thuốc giả là một trong những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Luật dược (Điều 6) và phải chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 194 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó, người sản xuất, buôn bán thuốc giả có thể bị xử lý hình sự thấp nhất từ 2 năm tù, cao nhất là tử hình.

Để bảo đảm chất lượng thuốc, Bộ Y tế đã triển khai hàng loạt hoạt động tiền kiểm cũng như hậu kiểm trong toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và đã ban hành nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính nghiêm khắc đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm. Bộ Y tế và Bộ Công an đã ký quy chế phối hợp số 03/QCPH-BCA-BYT ngày 18/11/2024, trong đó hai bộ sẽ phối hợp trong cung cấp thông tin, tài liệu, tình hình liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, phân phối lưu thông thuốc trong đó có thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

Việc đấu tranh phòng chống thuốc giả luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm không của riêng ngành Y tế. Thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ, trong những năm qua, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Y tế và các bộ, ngành thông qua Ban chỉ đạo 389 đã triển khai hàng loạt các hoạt động phòng chống sản xuất, buôn bán thuốc giả, phát hiện và xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.

Bộ Y tế đã có nhiều văn bản chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, Sở Y tế và các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc; thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng đấu tranh phòng chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tỷ lệ thuốc giả trong những năm gần đây đều dưới 0,1%. Trong năm 2023-2024 một số địa phương như Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Nội báo cáo phát hiện một số lô thuốc Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion giả, Bộ Y tế đã kịp thời chỉ đạo các Sở Y tế chủ động phối hợp với Ban chỉ đạo 389, Công an, Quản lý thị trường… tập trung đấu tranh phát hiện và xử lý kịp thời theo đúng quy định pháp luật.

Bạn đang đọc bài viết Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sâm Ngọc Linh: Bí ẩn y học từ ngàn đời của người Xơ Đăng
Từ bao đời nay, trong ký ức và đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số Xơ Đăng, cây sâm Ngọc Linh là dược liệu quý, là biểu tượng của sự sống, là báu vật của thần rừng. Đây là loài sâm đặc biệt quý hiếm, được coi là “quốc bảo” của ngành dược liệu Việt Nam.
Muốn có "giao thông xanh": Sớm quy hoạch để "phủ sóng" nhanh trạm sạc
Xe điện, với những ưu điểm như không phát thải khí nhà kính, không gây ô nhiễm tiếng ồn, đang dần hiện diện nhiều hơn trên các tuyến phố của Thủ đô. Tuy nhiên, để giao thông xanh thực sự lan tỏa và đi vào cuộc sống, một trong những yếu tố mang tính quyết định chính là hạ tầng trạm sạc.

Tin mới

Hơn 80.000 shop rời sàn thương mại điện tử
Theo thống kê từ các nền tảng thương mại điện tử, lượng nhà bán hàng hoạt động trên sàn trong nửa đầu năm 2025 đã giảm hơn 55.000 shop so với 6 tháng cuối năm 2024, và giảm tổng cộng hơn 80.000 gian hàng so với cùng kỳ năm ngoái.
Các ngân hàng "chạy đua" bán bảo hiểm
Từ khi hoạt động bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng bị siết chặt và dần suy giảm, nhiều ngân hàng đã chuyển hướng chiến lược, trực tiếp tham gia thị trường bằng cách thành lập và nắm quyền kiểm soát các công ty bảo hiểm của riêng mình.
Sâm Ngọc Linh: Bí ẩn y học từ ngàn đời của người Xơ Đăng
Từ bao đời nay, trong ký ức và đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số Xơ Đăng, cây sâm Ngọc Linh là dược liệu quý, là biểu tượng của sự sống, là báu vật của thần rừng. Đây là loài sâm đặc biệt quý hiếm, được coi là “quốc bảo” của ngành dược liệu Việt Nam.
Thị trường trà sữa đang bão hòa – liệu nhượng quyền còn là "miếng bánh ngọt"?
Chỉ trong vòng hơn một thập kỷ, thị trường trà sữa Việt Nam đã trải qua một hành trình phát triển vô cùng nhanh chóng. Từ những cửa hàng trà sữa đầu tiên được du nhập từ Đài Loan, ngành công nghiệp này đã nhanh chóng bùng nổ và tạo ra một "đế chế" với hàng nghìn cửa hàng trải dài khắp cả nước.