0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 03/03/2025 20:04 (GMT+7)

Bộ Xây dựng quản lý 13 doanh nghiệp sau hợp nhất

Theo dõi KT&TD trên

Sau khi hợp nhất giữa Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng mới sẽ có 13 doanh nghiệp, với số vốn điều lệ là 42.300 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước chiếm 34.000 tỷ đồng.

Bộ Xây dựng quản lý 13 doanh nghiệp sau hợp nhất
Ảnh minh họa.

Theo Nghị định số 33 của Chính phủ, Bộ Xây dựng sẽ quản lý đối 13 doanh nghiệp trực thuộc. Trong đó:

8 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm Tổng Công ty Xi măng Việt Nam; Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị; Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC); Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam; Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam; Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nhà xuất bản Giao thông vận tải; Công ty cơ khí ô tô và thiết bị điện Đà Nẵng.

5 doanh nghiệp có vốn góp Nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu gồm Tổng Công ty lắp máy Việt Nam - CTCP (vốn Nhà nước 97,88%); Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (vốn Nhà nước 98,83%); Tổng Công ty Viglacera - CTCP (vốn Nhà nước 38,58%); Tổng Công ty Cơ khí xây dựng - CTCP (vốn Nhà nước 98,76%); Tổng Công ty Xây dựng đường thủy - CTCP (vốn Nhà nước 36,62%).

Trong số 8 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy hiện đang phải xử lý theo hướng phá sản, thu hồi tài sản, quyền tài sản của công ty mẹ và bảy công ty con, đồng thời tiếp tục xử lý đối với các doanh nghiệp thuộc SBIC theo quy định.

Ngoài xây dựng, kiến trúc, hạ tầng, Bộ Xây dựng quản lý 5 lĩnh vực giao thông vận tải là đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không dân dụng.

Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng và các lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước.

Bạn đang đọc bài viết Bộ Xây dựng quản lý 13 doanh nghiệp sau hợp nhất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ
Trước những biến động từ chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, khu vực kinh tế tư nhân cần phát huy mạnh mẽ vai trò động lực tăng trưởng, không chỉ để thích ứng mà còn tạo bước bứt phá trong tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng tự chủ, bền vững và ít phụ thuộc hơn vào các thị trường lớn.
Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn
Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.
Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân
Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân được xác định là "động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết 68-NQ/TW được xem là bước ngoặt về tư duy phát triển, gỡ bỏ định kiến còn tồn tại với khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời mở ra những cam kết mới mạnh mẽ của Nhà nước

Tin mới