0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 26/03/2025 08:33 (GMT+7)

Bộ Nội vụ đề xuất danh sách 11 tỉnh không phải thực hiện sáp nhập

Theo dõi KT&TD trên

Bộ Nội vụ đã đề xuất giữ nguyên 11 tỉnh không phải thực hiện sáp nhập trong kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Bộ Nội vụ vừa hoàn thành dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính, kèm theo tờ trình gửi Bộ Tư pháp để thẩm định.

Dự thảo được xây dựng nhằm triển khai các kết luận của Bộ Chính trị về việc "sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã".

Theo đó, Nghị quyết quy định rõ các tiêu chí sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã, bám sát 6 tiêu chí đã được Bộ Chính trị thống nhất, bao gồm: Diện tích tự nhiên; Quy mô dân số; Yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa, tôn giáo, dân tộc; Địa kinh tế (bao gồm vị trí địa lý, quy mô và trình độ phát triển kinh tế); Địa chính trị; Quốc phòng, an ninh.

Bộ Nội vụ đề xuất danh sách 11 tỉnh không phải thực hiện sáp nhập - Ảnh 1
Bộ Nội vụ đề xuất giữ nguyên 11 tỉnh không phải thực hiện sáp nhập trong kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Trong đó, tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số được xác định theo quy định tại Nghị quyết 1211 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (đã sửa đổi, bổ sung năm 2022).

Đặc biệt, dự thảo nhấn mạnh không thực hiện sắp xếp đối với các đơn vị hành chính có vị trí biệt lập, khó kết nối giao thông, hoặc những địa phương giữ vai trò đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Theo các tiêu chí trên, Bộ Nội vụ đề xuất giữ nguyên 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh bao gồm: Thủ đô Hà Nội, TP. Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Các địa phương này sẽ không nằm trong diện sắp xếp hành chính.

Ngược lại, 52 tỉnh, thành phố còn lại thuộc diện phải sắp xếp lại, trong đó có 4 thành phố trực thuộc Trung ương (Hải Phòng, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ). Cùng 48 tỉnh khác như: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Cà Mau, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Kiên Giang.

Dự kiến sẽ có 9.996/10.035 cấp xã thuộc diện sắp xếp

Căn cứ vào các quan điểm chỉ đạo tại đề án, dự thảo Nghị quyết đã quy định rõ các nguyên tắc sắp xếp với một số nội dung mới được bổ sung.

Cụ thể, trong trường hợp sáp nhập tỉnh với tỉnh, đơn vị hành chính sau khi sáp nhập vẫn được gọi là tỉnh. Nếu tỉnh sáp nhập vào một thành phố trực thuộc Trung ương thì đơn vị hành chính mới sẽ mang tên thành phố trực thuộc Trung ương.

Đối với các đơn vị hành chính cùng cấp, nếu sáp nhập các phường với nhau, đơn vị hành chính sau sáp nhập sẽ là phường. Tương tự, khi sắp xếp các xã và thị trấn lại với nhau, đơn vị mới sau sáp nhập sẽ được gọi là xã.

Trong trường hợp quá trình sắp xếp đơn vị cấp xã làm thay đổi địa giới của đơn vị cấp huyện thì không cần phải xem xét điều kiện, tiêu chuẩn hoặc thực hiện quy trình, thủ tục điều chỉnh địa giới của đơn vị cấp huyện mà xã đó thuộc quyền quản lý.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sắp xếp phù hợp với thực tế địa phương, dự thảo cũng quy định rằng, trong trường hợp sáp nhập từ 4 đơn vị cấp xã trở lên, đơn vị hành chính mới sau sắp xếp không cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích và dân số.

Đồng thời, dự thảo Nghị quyết cũng đặt mục tiêu giảm mạnh tổng số lượng xã, phường trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cụ thể, số lượng xã, phường sau sáp xếp phải giảm tối thiểu 70% và tối đa 75% so với số lượng hiện tại.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Bộ Nội vụ đề xuất danh sách 11 tỉnh không phải thực hiện sáp nhập. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam sẽ xây dựng Trung tâm Tài chính mang bản sắc riêng
Việc xây dựng Trung tâm Tài chính tại Việt Nam là yêu cầu tất yếu, khách quan và là cơ hội tận dụng dòng vốn đầu tư quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, Trung tâm Tài chính của Việt Nam cần có bản sắc riêng, khác với bất kỳ quốc gia nào.
Hợp tác công tư (PPP) trong phát triển hạ tầng và nhà ở
Hợp tác công tư (PPP) đang trở thành một xu hướng quan trọng trong phát triển hạ tầng và nhà ở tại nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những nền kinh tế đang phát triển. Với áp lực gia tăng về nhu cầu cơ sở hạ tầng và nguồn lực tài chính công hạn chế,
Gấp rút giải phóng mặt bằng dự án Cảng hàng không Quảng Trị
Dự án Cảng hàng không Quảng Trị đang được triển khai với tổng mức đầu tư khoảng 5.800 tỷ đồng và được đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP). Đến nay, dự án đã có những bước tiến quan trọng nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng.
Vận hành bất động sản thời 4.0: Khi công nghệ dẫn dắt cuộc chơi
Trong kỷ nguyên số, công nghệ đang trở thành yếu tố then chốt quyết định chất lượng dịch vụ quản lý vận hành bất động sản. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng đẩy mạnh cập nhật các xu hướng công nghệ mới để nâng tầm trải nghiệm cư dân và tối ưu hiệu quả vận hành dự án.
Phát triển AI và bán dẫn: Cơ hội nghìn năm có một
Hai thành tố “AI” và “bán dẫn” có sự song hành. Dễ thấy nhất, AI giúp tự động hóa quá trình sản xuất bán dẫn, dự đoán và phát hiện lỗi sản phẩm, cải thiện chất lượng và hiệu suất sản xuất.

Tin mới

Túi giấy Starbucks: Từ kỳ vọng xanh đến thực tế đầy thử thách
Starbucks hướng đến mô hình thân thiện với môi trường, nhưng túi giấy của hãng lại trở thành "thử thách" trong điều kiện thời tiết ẩm. Ly nước chưa kịp đến tay đã rơi mất, gây bất tiện cho khách hàng. Liệu thương hiệu này sẽ điều chỉnh ra sao để cân bằng giữa bền vững và trải nghiệm?
Hợp tác công tư (PPP) trong phát triển hạ tầng và nhà ở
Hợp tác công tư (PPP) đang trở thành một xu hướng quan trọng trong phát triển hạ tầng và nhà ở tại nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những nền kinh tế đang phát triển. Với áp lực gia tăng về nhu cầu cơ sở hạ tầng và nguồn lực tài chính công hạn chế,
Xuất nhập khẩu khởi sắc
Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/3/2025 đạt 162,78 tỷ USD, tăng 12%, tương ứng tăng 17,46 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2024.
Cảnh báo tình trạng hàng loạt website cơ quan Nhà nước bị chèn link quảng cáo cờ bạc
Công an TP Hà Nội thông tin, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an TP phát hiện nhiều trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước (gov.vn) bị lợi dụng để cài cắm, đăng tải, chuyển hướng hoặc liên kết với nội dung quảng cáo không phù hợp như game bài, cờ bạc...
KienlongBank tiếp tục giảm sâu lãi suất cho vay
Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ về giảm tiếp lãi suất cho vay, hỗ trợ người dân phát triển đời sống, KienlongBank cho ra mắt gói vay ưu đãi phục vụ đời sống với mức lãi suất giảm sâu để khách hàng, đặc biệt là khách hàng trẻ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.
Gấp rút giải phóng mặt bằng dự án Cảng hàng không Quảng Trị
Dự án Cảng hàng không Quảng Trị đang được triển khai với tổng mức đầu tư khoảng 5.800 tỷ đồng và được đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP). Đến nay, dự án đã có những bước tiến quan trọng nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng.
Cà phê Việt Nam lập kỷ lục giá xuất khẩu
Những tháng đầu năm 2025 chứng kiến một cột mốc đáng chú ý của ngành cà phê Việt Nam khi giá xuất khẩu liên tục lập kỷ lục, đạt hơn 5.800 USD/tấn – mức cao nhất từ trước đến nay. Dù sản lượng xuất khẩu giảm, giá trị kim ngạch vẫn tăng mạnh, giúp Việt Nam củng cố vị thế trên bản đồ cà phê thế giới.