0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 11/07/2023 14:18 (GMT+7)

Bộ Giao thông Vận tải: Bám sát tiến độ các dự án trong năm 2023

Theo dõi KT&TD trên

Tại Hội nghị về tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2023 của ngành Giao thông Vận tải ngày 10/7, Chánh Văn phòng Bộ Giao thông Vận tải Uông Việt Dũng cho biết:

“Được sự quan tâm chỉ đạo, điều hành quyết liệt, toàn diện của Chính phủ, Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ và quyết tâm, nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành, các mặt công tác của Bộ Bộ Giao thông Vận tải trong 06 tháng đầu năm 2023 cơ bản hoàn thành theo kế hoạch đề ra”.

Trong đó nổi bật như: Công tác chỉ đạo, điều hành có nhiều đổi mới, sáng tạo, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, tạo khí thế mới, thể hiện sự quyết tâm, đoàn kết, trách nhiệm, đồng lòng từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp; Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật tiếp tục được triển khai quyết liệt, hiệu quả, góp phần giải quyết kịp thời nhiều vấn đề nóng, bức xúc được dư luận xã hội quan tâm; Tiến độ triển khai các dự án cơ bản đảm bảo.

Bộ Giao thông Vận tải: Bám sát tiến độ các dự án trong năm 2023
Huy động tối đa các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án

Việc triển khai các dự án đường vành đai đô thị, các dự án cao tốc trục Đông - Tây được Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương thực hiện kịp thời, bám sát tiến độ và đã khởi công trong tháng 6/2023; công tác giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục đạt được mục tiêu đề ra; Công tác quy hoạch được triển khai hiệu quả, đến nay 5/5 quy hoạch ngành Giao thông Vận tải đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trên cơ sở Tờ trình của Bộ Giao thông Vận tải, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch cảng hàng không, sân bay thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt toàn bộ các nhiệm vụ, dự toán làm cơ sở để lựa chọn các đơn vị tư vấn lập quy hoạch kỹ thuật có tính chất chuyên ngành các lĩnh vực.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về quy hoạch tổng thể quốc gia, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các cơ quan khẩn trương rà soát toàn diện nội dung các quy hoạch ngành quốc gia lĩnh vực Giao thông Vận tải để đảm bảo đồng bộ, hiệu quả với Quy hoạch tổng thể quốc gia. Bên cạnh đó, đã phối hợp, tham gia ý kiến kịp thời các nội dung liên quan trong quy hoạch của 63 tỉnh, thành phố đáp ứng tiến độ và chất lượng theo yêu cầu.

Công tác quản lý tiến độ, chất lượng các dự án luôn được Bộ Giao thông Vận tải đặt lên hàng đầu. Bộ Giao thông Vận tải quán triệt chỉ đạo các Ban Quản lý dự án, các nhà thầu huy động tối đa các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, nhưng tuyệt đối không vì tiến độ mà đánh đổi chất lượng. Đồng thời quyết liệt chỉ đạo, quán triệt đến từng chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu xây lắp, nhà thầu tư vấn phải tiếp tục đổi mới nhận thức, tư duy, cách làm, xây dựng kế hoạch thi công chi tiết, bố trí đầy đủ tài chính, trang thiết bị, máy móc, tổ chức thi công 3 ca 4 kíp, tuân thủ nghiêm các nguyên tắc về vệ sinh, an toàn lao động, an toàn giao thông với tinh thần trách nhiệm cao nhất, quyết tâm vượt nắng thắng mưa, khắc phục mọi khó khăn để thi công đáp ứng tiến độ, chất lượng, đảm bảo kỹ, mỹ thuật công trình.

Bộ Giao thông Vận tải: Bám sát tiến độ các dự án trong năm 2023
Thúc đẩy công tác giải phóng mặt bằng, nguồn cung vật liệu

Bên cạnh việc duy trì chế độ giao ban thường xuyên, tham gia các đoàn công tác của Hội đồng Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng kiểm tra các dự án, lãnh đạo Bộ và các cơ quan liên quan thuộc Bộ tăng cường kiểm tra, định kỳ hoặc đột xuất đi kiểm tra hiện trường, làm việc với lãnh đạo các địa phương để tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án; làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan về công tác quản lý chất lượng, tiến độ để kịp thời chấn chỉnh các đơn vị có tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng và yêu cầu khắc phục kịp thời.

Bộ Giao thông Vận tải đã tổng hợp báo cáo kịp thời, khách quan, trung thực về tình hình triển khai các dự án, qua đó đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban chỉ đạo những giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, nguồn cung vật liệu phục vụ cho các dự án. Song song với đó, Bộ Giao thông Vận tải tiếp thu, giải quyết ngay những vướng mắc, kiến nghị của địa phương; phối hợp, hỗ trợ các tỉnh/thành phố được giao làm cơ quan chủ quản các dự án đường bộ cao tốc trục Đông - Tây, các dự án đường Vành đai hoàn thành hồ sơ, thủ tục chuẩn bị đầu tư và tiến hành khởi công các dự án trong năm 2023 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2023 đã đưa vào khai thác sử dụng đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45, đoạn Phan Thiết - Dầu Giây, đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết, đoạn Nha Trang - Cam Lâm thuộc Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020; đang tổ chức triển khai thi công các gói thầu thuộc Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông GĐ 2021 - 2025 bám sát kế hoạch; đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương là cơ quan chủ quản hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo quy định và đã khởi công các dự án: Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Vành đai 4 Vùng thủ đô Hà Nội, Cao Lãnh - An Hữu; đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục về đầu tư xây dựng công trình để phấn đấu khởi công một số dự án vào cuối năm 2023.

Trong lĩnh vực hàng không, tại dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành (Giai đoạn 1), Bộ Giao thông Vận tải đang phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan quyết liệt triển khai thực hiện theo kế hoạch được chấp thuận; riêng với gói thầu nhà ga hành khách (gói 5.10), đã có văn bản yêu cầu ACV chủ động và chịu trách nhiệm xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian thi công gói thầu, thời gian lựa chọn nhà thầu theo thẩm quyền của người quyết định đầu tư và chủ đầu tư; thường xuyên đôn đốc ACV triển khai thi công dự án nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Cảng hàng không Điện Biên, Cát Bi… bảo đảm chất lượng, tiến độ yêu cầu.

Tại 02 dự án đường sắt quan trọng, cấp bách trên tuyến đường sắt Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh đã cơ bản hoàn thành từng phần; đã khởi công 03 dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; tiếp thu, hoàn chỉnh hồ sơ theo ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước đối với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Đồng thời, phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đường sắt đô thị, phấn đấu đưa vào khai thác đoạn trên cao tuyến Nhổn - ga Hà Nội vào tháng 8/2023, hoàn thành dự án Bến Thành - Suối Tiên vào cuối năm 2023 và đưa vào vận hành năm 2024.

Lĩnh vực hàng hải, đường thủy nội địa, ngành Giao thông Vận tải cũng đã hoàn thành Dự án kênh nối Đáy - Ninh Cơ; đang triển khai thi công Dự án luồng cho tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu (Giai đoạn 2), Dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo (Giai đoạn 2) bám sát tiến độ năm 2023; đã khởi công Dự án nâng cấp tuyến luồng Cái Mép - Thị Vải và Dự án cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải vào các bến cảng khu vực Nam Nghi Sơn, Thanh Hóa; đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để khởi công Dự án nâng tĩnh không các cầu đường bộ cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia – Giai đoạn 1 (khu vực phía Nam) vào quý IV/2023…

Bộ Giao thông Vận tải thực hiện giao kế hoạch năm và theo dõi chặt chẽ kế hoạch thực hiện, kế hoạch giải ngân hàng tháng của từng dự án; tăng cường kiểm tra, đôn đốc các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án về tiến độ thực hiện, tiến độ giải ngân; tích cực, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại các dự án có nguy cơ giải ngân chậm gây ảnh hưởng đến tiến độ khởi công, hoàn thành, đặc biệt là các công trình trọng điểm quốc gia, dự án có quy mô lớn của ngành.

Kết quả giải ngân hàng tháng của Bộ Giao thông Vận tải nằm trong số các Bộ, ngành đạt tỷ lệ cao so với bình quân của cả nước. Theo đó, tính đến 30/6/2023, Bộ Giao thông Vận tải đã giải ngân khoảng 35.600 tỷ đồng, đạt 37% kế hoạch vốn được giao. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng nhận định: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 37% là tín hiệu tốt. Tuy nhiên, để có thể giải ngân hết 63% còn lại (tương đương gần 60.000 tỷ đồng) trong 6 tháng cuối năm là cả một vấn đề. Phải quyết liệt, tranh thủ từng giây từng phút, nỗ lực giải ngân. Lãnh đạo Bộ đã quyết liệt đi thị sát từng dự án, phối hợp với địa phương để tháo gỡ khó khăn. 6 tháng cuối năm cần tập trung tối đa công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh hơn nữa đi hiện trường và làm việc với các địa phương để kịp thời gõ khó cho các nhà thầu, từ đó mới hy vọng hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm nay.

Bạn đang đọc bài viết Bộ Giao thông Vận tải: Bám sát tiến độ các dự án trong năm 2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.

Tin mới

Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.