0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 05/09/2023 16:52 (GMT+7)

Bình Thuận nói gì về chủ trương "hy sinh" hơn 600ha rừng để làm hồ thuỷ lợi?

Theo dõi KT&TD trên

Để xây dựng dự án hồ chứa nước Ka Pét tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận sẽ phá bỏ khu rừng tự nhiên rộng 619ha tại xã Mỹ Thạnh để lấy mặt bằng và trồng thay thế 1.844 ha rừng với kinh phí 177 tỷ đồng.

Dự án đã được Quốc hội phê duyệt

Theo tỉnh Bình Thuận, dự án xây dựng hồ chứa nước Ka Pét đã được Quốc hội quyết định và bổ sung chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 93/2019/QH14 ngày 26/11/2020 và Nghị Quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023. Đây là dự án quan trọng được cấp quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ, chủ quản đầu tư là Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, đơn vị quản lý điều hành dự án là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh. Thời gian thực hiện là từ năm 2019 - 2025.

Bình Thuận nói gì về chủ trương "hy sinh" hơn 600ha rừng để làm hồ thuỷ lợi? - Ảnh 1
Đoàn công tác khảo sát thực tế vị trí xây dựng dự án hồ chứa nước Ka Pét.

Dung tích hồ chứa hơn 51 triệu m3, với tổng vốn đầu tư 874 tỷ đồng. Tổng diện tích sử dụng đất của dự án xây dựng hồ thủy lợi Ka Pét là 693,31 ha, trong đó diện tích có rừng là hơn 680 ha.

Cụ thể, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đặc dụng là 162,55ha; rừng phòng hộ là 0,91ha; rừng sản xuất là 471,09 ha, rừng nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 45,85ha và diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 12,9ha. Toàn bộ khu rừng thuộc sự quản lý của 3 đơn vị gồm Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Móng - Ka Pét.

Trên cơ sở thực hiện quyết định từ Quốc Hội, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Công văn số 2554/UBND-ĐTQH gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giao nhiệm vụ chủ đầu tư Dự án. Tỉnh giao Ban QLDA Nông nghiệp tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ, đề cương, nhiệm vụ khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Chủ trương trồng rừng thay thế

UBND tỉnh Bình Thuận thông tin cụ thể sau khi nhận được nhiều thông tin trái chiều về xây dựng hồ thuỷ lợi Ka Pét. Theo đó, dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp nước tưới cho khoảng 7.762ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam; cấp nước thô cho khu công nghiệp Hàm Kiệm II: 2,63 triệu m3/năm; tạo nguồn nước thô để cấp cho sinh hoạt của khoảng 120.000 người dân khu vực huyện Hàm Thuận Nam và thành phố Phan Thiết. Khi hoàn thành, hồ còn giúp tỉnh Bình Thuận cải tạo môi trường, phòng chống lũ quét, qua đó góp phần phát triển dịch vụ và du lịch của tỉnh.

Bình Thuận nói gì về chủ trương "hy sinh" hơn 600ha rừng để làm hồ thuỷ lợi? - Ảnh 2
Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường khảo sát vị trí dự kiến xây dựng công trình hồ chứa nước Ka Pét.

Căn cứ vào Khoản 1 và khoản 2, Điều 21, Luật lâm nghiệp 2017 quy định: “Chủ dự án được giao đất, thuê đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải trồng rừng thay thế bằng diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng trồng, bằng ba lần diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên", để bù lại diện tích rừng tự nhiên bị "xóa sổ", Bình Thuận sẽ phải trồng lại hơn 1.800ha ở những nơi khác trong tỉnh theo quy định của Luật Lâm nghiệp (chủ đầu tư phải trồng rừng thay thế bằng 3 lần diện tích rừng tự nhiên bị chuyển mục đích sử dụng).

Đối với cây lâu năm sau khi bị phá bỏ sẽ được đem bán đấu giá cho các đơn vị khai thác gỗ. Đơn vị trúng thầu sẽ được đẩy nhanh khai thác, bàn giao mặt bằng. Cơ quan chức năng cũng đang làm thủ tục để chọn đơn vị tư vấn định giá trị lâm sản để làm cơ sở tiến hành đấu giá.

UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã ban hành quyết định phê duyệt phương án trồng rừng thay thế đợt I với diện tích là 434 ha cho gần 145 ha rừng tự nhiên. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận đang tiến hành rà soát lại phần diện tích rừng cần thay thế còn lại là 1.410 ha để đảm bảo diện tích trồng rừng thay thế của dự án. Kinh phí trồng rừng thay thế dự kiến khoảng 177 tỷ đồng.

Dự kiến trong tháng 9/2023, UBND tỉnh Bình Thuận trình Bộ Tài nguyên Môi trường thẩm định và phê duyệt hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.

Toàn tỉnh Bình Thuận có 49 hồ thủy lợi, chưa kể hồ Ka Pét chuẩn bị được xây dựng với tổng dung lượng thiết kế 442 triệu m3 như hồ thủy lợi Sông Dinh, Sông Quao, Sông Lũy, Sông Lòng Sông và hồ Cà Giây... Trước đây Bình Thuận được biết tới là tỉnh thiếu nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp trầm trọng. Tuy nhiên nhờ những hồ thuỷ lợi trên, khả năng tưới tiêu đất nông nghiệp đã được cải thiện.

Phạm Huyền - Uy Đạt

Bạn đang đọc bài viết Bình Thuận nói gì về chủ trương "hy sinh" hơn 600ha rừng để làm hồ thuỷ lợi?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Căn cứ xác định hành vi gian lận trong đấu thầu
Đơn vị của ông Nguyễn Gia Luyến (Bắc Ninh) là chủ đầu tư một dự án liên quan đến giao thông, hạ tầng kỹ thuật và đang tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp với phương thức lựa chọn nhà thầu là 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ (phát hành E-HSMT trước ngày 1/1/2024).
Hải Dương: Khu công nghiệp Cộng Hòa ngập nặng
Do ảnh hưởng của bão số 3, Khu công nghiệp Cộng Hòa ở thành phố Chí Linh (Hải Dương) bị ngập nặng, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư thứ cấp.
Bắt quả tang 1 thẩm phán nhận hối lộ
Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa bắt quả tang một thẩm phán Tòa án nhân dân huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) về hành vi nhận hối lộ.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).