0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ tư, 31/05/2023 07:11 (GMT+7)

Bình Thuận: Kiểm soát tốt điểm nóng môi trường, đất đai, khoáng sản

Theo dõi KT&TD trên

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cho biết, công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biển và hải đảo trong 5 tháng đầu năm đang được thực hiện tốt, đạt nhiều kết quả tích cực.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT), trong 5 tháng đầu năm 2023 công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biển và hải đảo tiếp tục được Sở tăng cường. Trong đó, Sở đã tập trung cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật từ năm 2022 chuyển sang, hoàn thành công tác thống kê đất đai năm 2022 cấp tỉnh; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất đạt 64,1% kế hoạch.

Đối với công tác xác định giá đất của các dự án còn tồn tại năm 2022 chuyển sang, đến nay, có 14/46 dự án đã thực hiện định giá và trình hội đồng thẩm định giá đất; 14/46 dự án đã có đủ hồ sơ để xác định giá đất theo phương pháp thặng dư; 18/46 dự án còn vướng mắc chưa đủ cơ sở để xác định giá đất. Sở cũng đã hoàn thành việc thẩm định và trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 cho 09/10 huyện, thị xã, thành phố.

Bên cạnh đó, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh được đặc biệt chú trọng, nhất là các điểm nóng về môi trường tiếp tục được giám sát chặt chẽ. Sở TNMT thường xuyên phối hợp các Sở, ngành, đơn vị liên quan và địa phương tăng cường giám sát chặt chẽ các điểm nóng về môi trường. Đến nay, tình hình môi trường tại các điểm nóng cơ bản được kiểm soát tốt, không để xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngoài ra, công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại được thực hiện tốt; các nhiệm vụ về chuyển đổi số được quan tâm thực hiện…

Bình Thuận: Kiểm soát tốt những điểm nóng về môi trường, đất đai, khoáng sản - Ảnh 1
Chủ tịch tỉnh Bình Thuận yêu cầu tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, môi trường, đất đai và không để phát sinh những điểm nóng.

Sau khi nghe báo cáo, ông Đoàn Anh Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của Sở TNMT. Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng bên cạnh những kết quả đã đạt được thì Sở TNMT còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục như: Việc xác định giá đất cụ thể rất chậm; việc thực hiện một số nhiệm vụ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao; công tác phối hợp với các địa phương trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năm 2023 cấp huyện có lúc chưa kịp thời…

Chính vì thế, Chủ tịch tỉnh Bình Thuận yêu cầu Sở TNMT trong thời gian tới tiếp tục nỗ lực hơn nữa để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong năm 2023. Đặc biệt quan tâm đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng, quán triệt nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, khắc phục ngay tình trạng e ngại, sợ sai, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong thực thi công vụ.

Trong công tác quản lý môi trường, đất đai, Sở TNMT có trách nhiệm đồng hành tháo gỡ các khó khăn; Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật; Tập trung ưu tiên đẩy nhanh xác định giá đất cụ thể, giá đất dự án, đôn đốc đơn vị tư vấn sớm đưa ra báo cáo thẩm định giá. Hoàn thành việc thẩm định và trình phê duyệt quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của huyện Hàm Tân và việc thẩm định và trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 cấp huyện. Mặt khác, chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo xử lý các dự án chậm triển khai, không để xảy ra tình trạng chây ì.

Ngoài ra, đối với công tác quản lý khai thác khoáng sản, Sở TNMT cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản theo quy định, không để xảy ra các điểm nóng. Tiếp tục phối hợp với các Sở, ngành và địa phương theo dõi, giám sát chặt chẽ các điểm nóng về môi trường. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính; khắc phục các tồn tại, hạn chế đã chỉ ra sau công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2022 của tỉnh liên quan đến Sở…

Thanh Tùng

Bạn đang đọc bài viết Bình Thuận: Kiểm soát tốt điểm nóng môi trường, đất đai, khoáng sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư
Bộ Giao thông vận tải đề xuất đổi tên Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư, đồng thời kiện toàn lại chức năng, nhiệm vụ của Cục này để bảo đảm bao quát toàn bộ các nhiệm vụ về đầu tư theo hình thức PPP cho phù hợp với pháp luật hiện hành, bối cảnh hiện tại và xu hướng tương lai.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).