0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 15/04/2023 15:43 (GMT+7)

Dự án King Sea Phan Thiết: Nỗi ám ảnh của người dân và chính quyền tỉnh Bình Thuận?

Theo dõi KT&TD trên

Được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều tiện ích, góp phần thay đổi bộ mặt của địa phương, thế nhưng gần 20 năm nay, cái mà dự án King Sea Phan Thiết mang lại cho tỉnh Bình Thuận chỉ là những tranh chấp phức tạp của một dự án treo thực thụ.

Dự án King Sea Phan Thiết: Nỗi ám ảnh của người dân và chính quyền tỉnh Bình Thuận?
Dự án King Sea Phan Thiết nằm trong khu dự trữ khoáng sản Titan quốc gia của tỉnh Bình Thuận.

“Lọt thỏm” trong khu dự trữ khoáng sản quốc gia, dự án King Sea thuộc diện thu hồi

Năm 2004, dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp King Sea Phan Thiết tại xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết do Công ty TNHH Đại Thanh Quang làm chủ đầu tư được UBND tỉnh Bình Thuận chấp thuận đầu tư.

Năm 2010, dự án được cấp chứng nhận thay đổi lần 1 và đến năm 2018, dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư với diện tích đất sử dụng 86ha.

Sau đó, dự án được UBND tỉnh Bình Thuận tiếp tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, tiến hành thực hiện dự án với diện tích hơn 82ha.

Dự án King Sea Phan Thiết: Nỗi ám ảnh của người dân và chính quyền tỉnh Bình Thuận?
Bức tranh phối cảnh hoàn hảo của dự án King Sea Phan Thiết.

Thông tin với báo chí, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Thuận cho hay: “Theo báo cáo của nhà đầu tư tại Văn bản 21.05/CV-ĐTQ ngày 21/5/2021, dự án King Sea chưa được triển khai do chưa được chính quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500”.

“Dự án King Sea vẫn chưa thỏa thuận xong công tác thỏa thuận bồi thường với người dân. Ngoài ra, phần đất thực hiện dự án nằm trong khu vực dự trữ khoáng sản titan Quốc gia tỉnh Bình Thuận”, văn bản thông tin báo chí của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận nêu rõ.

Thông báo kết luận kiểm tra của Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên Môi trường mới đây đã kiến nghị UBND tỉnh Bình Thuận xem xét trường hợp bất khả kháng và các lý do khách quan theo báo cáo của Công ty TNHH Đại Thanh Quang. Nếu trường hợp sau khi trừ thời gian do bất khả kháng mà Công ty TNHH Đại Thanh Quang vẫn chưa hoàn thành đầu tư xây dựng dự án thì tỉnh thu hồi đất.

Kết luận kiểm tra của Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên Môi trường về việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nêu rõ: Việc xác định, việc quản lý, sử dụng đất đối với các dự án đầu tư để phát triển kinh tế xã hội ở Bình Thuận còn nhiều tồn tại, bất cập và lãng phí, đặc biệt trong các dự án thương mại, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng.

Trong đó, dự án King Sea Phan Thiết được xem là điển hình với loạt sai phạm như: Không đưa đất vào sử dụng, không đem lại hiệu quả kinh tế, gây lãng phí đất đai, bức xúc trong dư luận, nhân dân và dự án thuộc diện phải thu hồi.

Dự án treo 20 năm, người dân khốn khổ

Theo phản ánh của 30 hộ dân ở thôn Tiến Bình, xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết, gần 20 năm kể từ khi được phê duyệt, dự án King Sea Phan Thiết chưa hề triển khai. Không chỉ cuộc sống bị ảnh hưởng vì chưa được đền bù, nhà cửa người dân nơi đây rơi vào cảnh tạm bợ, hư hỏng, không thể sửa chữa.

Tổng cục Quản lý đất đai – Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cho rằng, việc để xảy ra tình trạng dự án kéo dài ảnh hưởng đến đời sống người dân trách nhiệm thuộc về UBND cấp huyện, cấp xã chưa chủ động, tích cực thực hiện theo thẩm quyền trong việc kiểm tra, phát hiện, đề xuất xử lý các vi phạm đối với các dự án chậm.

Dự án King Sea Phan Thiết: Nỗi ám ảnh của người dân và chính quyền tỉnh Bình Thuận?
Sau nhiều năm, dự án “treo” King Sea Phan Thiết là nỗi ngao ngán của người dân vùng dự án.

Không chỉ vậy, người dân địa phương còn làm đơn tố cáo ông Nguyễn Ngọc Trường - Chủ tịch UBND xã Tiến Thành về việc cung cấp giấy tờ giả để doanh nghiệp lấn chiếm đất của người dân liên quan đến dự án King Sea Phan Thiết.

Cụ thể, ông Nguyễn Văn Thảo có diện tích đất 22.195m2 tại thôn Tiến Bình, xã Tiến Thành, khu đất này ông Thảo được nhận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ bà Nguyễn Thị Huệ từ nằm 2004, có nguồn gốc rõ ràng. Thửa đất này từng được UBND xã Tiến Thành đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2004.

Tháng 9/2021, ông Nguyễn Ngọc Trường mời ông Thảo lên làm việc và đưa tờ giấy sang nhượng viết tay của bà Nguyễn Thị Huệ (mẹ nuôi của ông Thảo) với nội dung là “Giấy mua bán đất của bà Nguyễn Thị Huệ (sinh năm 1940) cho Công ty TNHH Đại Thanh Quang, dưới sự chứng kiến của của đại diện thôn Tiến Bình”.

“Bà Nguyễn Thị Huệ sinh ngày 20/10/1920 nhưng trong giấy sang nhượng lại là năm 1940. Vì vậy tôi nghi ngờ đây là giấy tờ giả nên tôi đã đến Viện Khoa học Hình sự để xác nhận chữ ký của mẹ nuôi tôi thì đó là chữ ký giả mạo. Đồng thời, tôi cũng tìm gặp đại diện của thôn Tiến Bình, ông này xác nhận không biết gì về việc mua bán sang nhượng đất và cũng không làm chứng việc bà Huệ sang nhượng quyền sử dụng đất cho Công ty Đại Thanh Quang” ông Thảo thông tin.

Về việc xác định nguồn gốc diện tích đất trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận đã tiến hành giải quyết tin báo tố giác tội phạm của ông Nguyễn Văn Thảo, qua đó xác định thửa đất của ông Nguyễn Văn Thảo mua lại của bà Nguyễn Thị Huệ nằm trong diện tích đất Công ty TNHH Đại Thanh Quang được UBND tỉnh Bình Thuận cấp phép xây dựng khu du lịch King Sea nên chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận, xét thấy không có sự việc phạm tội xảy ra và đây chỉ là giao dịch dân sự nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Đồng thời yêu cầu nếu hai bên không thỏa thuận được việc bồi thường, ông Nguyễn Văn Thảo khởi kiện dân sự đến TAND các cấp để được giải quyết.

Bạn đang đọc bài viết Dự án King Sea Phan Thiết: Nỗi ám ảnh của người dân và chính quyền tỉnh Bình Thuận?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người dân không mặn mà với việc vay vốn giá rẻ để mua nhà
Dù lãi suất cho vay mua nhà duy trì mức thấp suốt hơn 1 năm qua, nhưng nghịch lý là không có nhiều người dân lựa chọn vay ngân hàng để mua nhà. Thực tế là giá chung cư tại Hà Nội liên tục leo thang, lãi suất cho vay mua nhà lại ở mức thấp nhất từ trước đến nay.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.